Thi công cấu kiện nhỏ lẻ với bê tông trộn tại hiện trường và đổ bằng thủ công

đổ bê tông tại công trình

Đổ bê tông trộn tại hiện trường và đổ bằng thủ công

Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông

 Vật liệu

Sau khi nhận bàn giao mặt bằng, chuẩn bị thi công, Nhà thầu chúng tôi sẽ trình Chủ đầu tư danh mục các loại vật liệu dùng chế tạo bê tông như xi măng, cát, đá, phụ gia, … kèm theo đó là phiếu thí nghiệm, lý lịch của vật liệu.

Bê tông dùng để thi công cho công trình này phải phù hợp với các quy định về cường độ trong hồ sơ thiết kế, phù hợp với các tiêu chuẩn của TCVN 4453-1995 về kết cấu bê tông và BTCT toàn khối – quy phạm thi công và nghiệm thu.

Ngoài ra vật liệu sử dụng phải đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, số lượng vật liệu chưa có tại chỗ phải có kế hoạch cung ứng kịp thời để đảm bảo thi công liên tục.

Xi măng, cát, đá được cân theo khối lượng, nước được tính theo thể tích – Sai lệch cho phép khi cân đong theo bảng 12 của TCVN 4453-1995.

Xi măng

Tất cả xi măng sử dụng để thi công đều phải phù hợp với điều 5.2 trong TCVN 4453-1995, TCVN 4033-1985 và TCVN 2682-1992.

Trong mỗi lô xi măng dùng cho công trình, Nhà thầu chúng tôi sẽ cung cấp bản sao hóa đơn ghi rõ ngày tháng và nơi sản xuất loại xi măng và số lượng.

Xi măng giao giao tại hiện trường phải còn nguyên bao và ghi rõ nhãn mác.

Xi măng lưu giữ tại hiện trường phải được bảo quản kỹ nhằm ngăn ngừa hư hỏng và giảm thiểu các ảnh hưởng xấu như vón cọc, ẩm ướt.

Bất cứ xi măng nào chưa được sử dụng sau 3 tháng kể từ ngày sản xuất đều phải đem đi thí nghiệm lại, nếu không đảm bảo chất lượng không được sử dụng cho công trình.

Nước

Nước dùng cho trộn bê tông hay rửa cốt liệu phải phù hợp với TCVN 4453-1995 và TCVN 4506-97.

Yêu cầu nước trước khi sử dụng phải xuất trình phiếu xét nghiệm có độ tạp chất hữu cơ không quá 15 mg/lít và không ảnh hưởng tới độ bền của kết cấu bê tông.

Các nguồn nước uống được đều có thể trộn và bảo dưỡng bê tông. Không dùng nước thải của các nhà máy, nước bẩn từ hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước hồ ao chứa nhiều bùn, nước lẫn dầu mỡ để trộn và bảo dưỡng bê tông.

Cát

Cát sử dụng phải phù hợp với điều 5.3 TCVN 4453-1995 và thỏa mãn các yêu cầu trong TCVN 1770-86 – Cát xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật.

Dùng cho bê tông là loại cát vàng hạt trung, sạch, không lẫn rác, mùn sét và các tạp chất hữu cơ khác.

Các thí nghiệm kiểm tra chất lượng cát được tiến hành theo TCVN từ TCVN 337-86 đến TCVN 346-86 – Cát xây dựng – Phương pháp thử.

Ngoài tra bãi chứa cát phải khô rác, đổ đống theo nhóm hạt, theo mức độ sạch bẩn để tiện sử dụng và cần có biện pháp chống gió bay, mưa trôi và lẫn tạp chất.

Đá

Đá sử dụng là loại đá dăm nghiền đập từ thiên nhiên, cường độ chịu nén tối thiểu 600 DaN/cm2 (đối với bê tông mác 300) lượng tạp chất dưới 2%, lượng hạt dẹt, mảnh ít hơn 20%.

Đá dùng chế tạo bê tông phải phù hợp với điều 5.4 TCVN 4453-1995 và TCVN 1771-86.

Ngoài ra cần phải đảm bảo các yêu cầu:

– Đối với bản, kích thước hạt lớn nhất không được lớn hơn 1/2 chiều dầy bản; không lớn hơn 3/4 khoảng cách thông thuỷ nhỏ nhất giữa các thanh cốt thép và 1/3 bề dầy nhỏ nhất của kết cấu công trình.

Khi đổ bê tông bằng vòi voi, kích thước hạt lớn nhất không lớn hơn 1/3 chỗ nhỏ nhất của đường kính ống.

7.3.2.1.2. Kiểm tra ván khuôn, cốt thép

thi công nhà cao tầng chung cư
thi công nhà cao tầng chung cư
bê tông trộn tại hiện trường
bê tông trộn tại hiện trường

Kiểm tra cốt thép:

– Hình dáng kích thước, quy cách.

– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.

– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.

– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.

Kiểm tra ván khuôn:

– Kiểm tra hình dáng kích thước theo Bảng 2-TCVN 4453 : 1995

– Kiểm tra độ cứng vững của hệ đỡ, hệ chống.

– Độ phẳng của mặt phải ván khuôn (bề mặt tiếp xúc với mặt bê tông).

– Kiểm tra kẽ hở giữa các tấm ghép với nhau.

– Kiểm tra chi tiết chôn ngầm.

– Kiểm tra tim cốt, kích thước kết cấu.

– Khoảng cách ván khuôn với cốt thép.

– Kiểm tra lớp chống dính, kiểm tra vệ sinh cốp pha.

. Chuẩn bị máy móc nhân lực, điện, nước

– Kiểm tra lại các thiết bị thi công (máy trộn, máy đầm, thiết bị vận chuyển …).

– Chuẩn bị đường vận chuyển, điện, nước, bố trí đủ nhân lực.

7.3.2.2. Trộn và vận chuyển vật liệu.

7.3.2.2.1. Yêu cầu đối với vữa bê tông

Vữa phải được trộn đều đồng nhất, có độ sụt hình côn thích hợp cho từng kết cấu, từng phương pháp trộn, có thời gian ninh kết > thời gian trộn + thời gian vận chuyển + thời gian thi công.

 Trộn bê tông bằng máy đặt tại công trường

Bê tông cho tất cả các kết cấu của công trình đều được trộn bằng máy trộn bê tông đặt tại hiện trường.

Cấp phối (xi măng, cát, đá) phải đúng theo thiết kế – cấp phối được nhà thầu xây dựng, kiểm tra, đệ trình bên A phê duyệt. Thời gian phải đủ để vật liệu được trộn đều.

Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn

Trước hết đổ 15-20% lượng nước, sau đó đổ ximăng và cốt liệu cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại. Khi dùng phụ gia thì việc trộn phụ gia phải theo chỉ dẫn của người sản xuất phụ gia.

Trong qua trình trộn để tránh hỗn hợp bê tông bám dính vào thùng trộn, cứ sau 2 giờ làm việc cần đổ vào thùng trộn cốt liệu lớn và nước của một mẻ trôn và quay máy trộn khoảng 5 phút, sau đó cho cát và xi măng vào trộn tiếp theo thời gian qui định.

7.3.2.2.3. Vận chuyển vật liệu

– Bê tông đổ bằng máy trộn tại chỗ sẽ được vận chuyển theo phương thẳng đứng bằng vận thăng và tời, vận chuyển ngang bằng xe cải tiến, xe cút kít.

– Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo bê tông không bị phân tầng, kín khít để đảm bảo không làm mất nước xi măng trong khi vận chuyển.

– Đường vận chuyển phải bằng phẳng tiện lợi.

Ngoài ra việc vận chuyển hỗn hợp bê tông từ nơi trộn đến nơi đổ cần đảm bảo các yêu cầu sau:

– Tránh để hỗn hợp bê tông bị phân tầng, bị thoát nước xi măng và mất nước do nắng giáo.

– Thời gian cho phép lưu lại hỗn hợp bê tông trong quá trình vận chuyển cần xác định bằng thí nghiệm trên cơ sở điều kiện thời tiết, loại xi măng, có thể tham khảo bảng 14 của TCVN 4453-1995.

7.3.2.3. Đổ bê tông

– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.

– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.

– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Dùng đầm bàn hay đầm dùi tùy cấu kiện thi công.

– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.

– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.

– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.

7.3.2.4. Đầm bê tông

Đầm bê tông là nhằm làm cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, bên trong không bị các lỗ rỗng, bên mặt ngoài không bị rỗ, và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép. Yêu cầu của đầm là phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian, nếu chưa đầm đủ thời gian thì bê tông không được lèn chặt, không bị rỗng, lỗ. Ngược lại, nếu đầm quá lâu, bê tông sẽ nhão ra, đá sỏi to sẽ lắng xuống, vữa xi măng sẽ nổi lên trên, bê tông sẽ không được đồng nhất.

7.3.2.5. Bảo dưỡng bê tông

Bảo dưỡng bê tông tức là thực hiện việc cung cấp nước đầy đủ cho quá trình thuỷ hoá của xi măng-quá trình đông kết và hoá cứng của bê tông. Trong điều kiện bình thường. Ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt bằng để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ nhiệt độ 15oC trở lên thì 7 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần. Tưới nước dùng cách phun (phun mưa nhân tạo), không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.

Việc bảo dưỡng thực hiện theo TCVN 5592-1991 – Bê tông nặng, yêu cầu bảo dưỡng tự nhiên.

– Thời gian bảo dưỡng bê tông thường không được nhỏ hơn các trị số ghi trong bảng 17 của TCVN 4453-1995.

– Trong quá trình bảo dưỡng bê tông phải được bảo vệ chống các tác động cơ học như rung động, lực xung kích, tải trọng và các tác động có thể xảy ra gây hư hại.

7.3.2.6. Hoàn thiện bề mặt bê tông

– Theo cấp hoàn thiện thông thường.

– Sau khi tháo dỡ cốp pha bề mặt bê tông phải được hoàn thiện, sửa chữa các khuyết tậ và đảm bảo độ phẳng nhẵn, đồng đều về màu sắc, mức độ gồ ghề của bề mặt bê tông khi đo bằng thước áp sát dài 2m không vượt quá 7mm.

7.3.3. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông

Nhà thầu chúng tôi tiến hành kiểm tra và nghiệm thu sẽ tuân thủ chặt chẽ theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995.

7.3.3.1. Kiểm tra

– Kiểm tra cốp pha, đà giáo được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng 1.

– Kiểm tra công tác cốt thép được thực hiện theo các yêu cầu ghi ở bảng 10.

– Kiểm tra chất lượng bê tông bao gồm kiểm tra vật liệu, thiết bị, quy trình sản xuất, các tính chất hỗn hợp của bê tông và bê tông đã đông cứng. Các yêu cầu kiểm tra này được yều cầu ghi ở bảng 19.

– Các mẫu thí nghiệm xác định cường độ bê tông được lấy theo tổ mẫu, mỗi tổ gồm 3 mẫu được lấy cùng lúc và cùng một chỗ theo quy định của TCVN 3105-1993. Kích thước mẫu thước mẫu chuẩn 150x150x150mm. Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:

+ Đối với khung và các kết cấu móng (cọc, dầm, bản) cứ 20m3 lấy một tổ mẫu.

+ Để kiểm tra tính chống thấm của bê tông cứ 50m3 lấy một tổ mẫu nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn vẫn lấy một tỗ mẫu.

7.3.3.2. Nghiệm thu

Công tác nghiệm thu được tiến hành tại hiện trường và phải đầy đủ hồ sơ:

– Chất lượng cốt thép (theo biên bản nghiệm thu trước khi đổ bê tông).

– Chất lượng bê tông (thông qua kết quả thử mẫu và quan sát tại hiện trường). Cường độ bê tông trong công trình sau khi kiểm tra ở độ tuổi 28 ngày bằng ép mẫu đúc tại hiện trường được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của từng tổ mẫu không nhỏ hơn mác thiết kế và không có cá nhân mẫu nào có cường độ dưới 95% mác thiết kế.

– Kích thước hình dạng của kết cấu, các chi tiết đặt sẵn, khe co giãn, .. so với thiết kế.

– Bản vẽ hoàn công của từng kết cấu.

– Các bản vẽ thi công có gjhi đầy đủ các thay đổi trong quá trình xây lắp.

– Các văn bản cho phép thay đổi chi tiết và bộ phận trong thiết kế.

– Các kết quả kiểm tra cường độ bê tông trên các mẫu thử và các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu khác nếu có.

– Các biên bản nghiệm thu cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

– Các biên bản nghiệm thu nền móng nếu có.

– Các biên bản nghiệm thu trung gian của các bộ phận kết cấu.

– Sổ nhật ký thi công.

– Dung sai cho phép.

Các sai lệch cho phép về kích thước và vị trí của các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối so với thiết kế không vượt quá các trị số ghi trong bảng 20 của TCVN 4453-1995. Các sai lệch này được xác định theo các phương pháp đo bằng các phương tiện, thiết bị chuyên dùng.

 

Phú Nguyễn

Nguồn : Phú Nguyễn
5/5 (1 Review)
0988 334641