Khi nói đến thi công tầng hầm thì các nhà thầu thi công rất e ngại về vấn đề rủi ro như: sụt lún đất móng nhà bên cạnh, dẫn đến lún, nứt tường, sụt nền, nghiêng nhà, thậm chí sập nhà bên cạnh.
Để tránh gặp những sự cố không đáng tiếc, chúng ta nên nghiên cứu, phân tích kỹ càng.
Đánh giá được các mặt ưu , nhược điểm của từng phương pháp để đưa ra biện pháp thi công thích hợp với công trình.
Bài viết dưới đây về biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, nhà phố ,mời mọi người tham khảo.
Các biện pháp thi công tầng hầm của nhà phố nhà cao tầng
Gia cố với phương pháp cọc khoan nhồi
Ưu điểm:
• Thi công được hầm sâu và rộng
• Phương pháp thi công an toàn
• Thi công với mọi loại đất
Nhược điểm:
• Mặt bằng thi công bị lầy lội .
• Chi phí thi công cao
• Thời gian thi công lâu
Thi công gia cố công trình bằng phương pháp ép I thép 100-150mm
Ưu điểm:
• Thiết bị thi công đơn giản
• Chi phí thi công xây dựng rẻ
• Thi công nhanh chóng, thích hợp với các loại đất cứng
Nhược điểm:
– Thép không tận dụng lại được
-Không phù hợp với nền đất yếu
Thi công bằng phương pháp ép U thép 250-300mm
Ưu điểm:
+ Tận dụng lại được U200-300 vòng vây sau khi tiến hành đổ bê tông xong
+Phù hợp với loại đất bùn và mềm
+ Chi phí thi công thấp
+Thiết bị thi công đơn giản và dễ sử dụng
Nhược điểm:
Không tiến hành thi công được vị trí nền cứng
Quý khách tham khảo : bảng tiến độ thi công
Biện pháp thi công xây dựng tầng hầm nhà cao tầng
Tường vây barrette
Là tường bêtông đổ tại chỗ, thường dày 600-800mm để chắn giữ ổn định hố móng sâu trong quá trình thi công.
Tường làm từ các đoạn cọc barette, tiết diện chữ nhật, chiều rộng thay đổi từ 2.6 m đến 5.0m.
Các đoạn tường barrette được liên kết chống thấm bằng cao su, thép
Thực hiện đồng thời thông qua dầm đỉnh tường và dầm bo đặt áp sát tường phía bên trong tầng hầm.
Nếu 2 tầng hầm, tường barrette sẽ được thiết kế có chiều sâu 16-20m tuỳ vào địa hình thi công.
Khi tường barrette chịu tải trọng đứng lớn thì tường được thiết kế dài hơn để chịu tải trong như cọc khoan nhồi.
Giữ ổn định bằng phương pháp Hệ dàn thép hình
Số lượng tầng thanh chống có thể là 1 tầng chống, 2 tầng chống hoặc nhiều hơn tuỳ theo chiều sâu hố đào, dạng hình học của hố đào và điều kiện địa chất, thuỷ văn trong phạm vi chiều sâu tường vây.
Ưu điểm:
-trọng lượng nhỏ, lắp dựng và tháo dỡ thuận tiện, có thể sử dụng nhiều lần.
-Căn cứ vào tiến độ có thể vừa đào, vừa chống, có thể làm cho tăng chặt nếu có hệ thống kích, tăng đơ rất có lợi cho việc hạn chế chuyển dịch ngang của tường.
Nhược điểm:
-Độ cứng thấp, nối ghép nhiều.
-Dễ gây ra mất ổn định của hố đào do mắt nối bị biến dạng.
Phương pháp thi công Giữ ổn định bằng neo trong đất
-Neo trong đất có rất nhiều loại, tuy nhiên loại được dùng phổ biến là Neo phụt.
Ưu điểm:
Thi công hố đào gọn gàng, có thể áp dụng cho thi công những hố đào rất sâu.
Nhược điểm:
-Thiết bị này ít phổ biến.
-Không áp dụng trên nền đất yếu sâu.
Giữ ổn định bằng phương pháp Top – down
Phương pháp này thường được dùng phổ biến nhất hiện nay.
Để chống đỡ sàn tầng hầm thường sử dụng cột chống tạm bằng thép hình .
Trình tự phương pháp thi công này có thể thay đổi cho phù hợp với đặc điểm công trình, trình độ thi công, máy móc hiện đại .
Ưu điểm:
-Chống đỡ được vách đất ổn định và an toàn cao nhất.
– Rất kinh tế;
-Tiến độ thi công nhanh.
Nhược điểm:
– Kết cấu cột tầng hầm khá phức tạp;
– Liên kết giữa dầm sàn và cột tường rất khó thi công;
– Thi công đất trong không gian có chiều cao nhỏ rất khó thực hiện cơ giới.
Quý khách tìm hiểu : thi công tầng hầm nhà phố
Phương pháp tường bao bê tông dày 300-400mm
Giữ ổn định bằng tường cừ thép
-Tường cừ thép được sử dụng rộng rãi làm tường chắn tạm trong thi công tầng hầm nhà cao tầng.
-Nó được ép bằng phương pháp búa rung gồm một cần trục bánh xích và cơ cấu rung ép hoặc máy ép êm thuỷ lực .
-Thích hợp khi thi công xây dựng trong thành phố và đất dính.
Ưu điểm:
• Ván cừ thép dễ chuyên chở, hạ và nhổ bằng các thiết bị thi công sẵn.
• Không gây tiếng động và rung lớn nên ít ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
• Sau khi thi công, ván cừ rất ít khi bị hư hỏng nên có thể sử dụng nhiều lần.
• Tường cừ có khả năng cách nước tốt.
• Rất dễ lắp đặt các cột chống đỡ .
Nhược điểm:
• Ván cừ thép chỉ sử dụng có hiệu quả khi hố đào có chiều sâu ≤ 7m.
• Nước ngầm, nước mặt dễ dàng chảy vào hố đào .
• Quá trình hạ cừ gây ảnh hưởng đến đất nền và công trình lân cận.
• Ván cừ thép là loại tường mềm, khi chịu lực của đất nền thường biến dạng gây nên sự cố hố đào.
Phương pháp giữ ổn định bằng cọc Xi măng đất
-Cọc xi măng đất hay cọc vôi đất là phương pháp dùng máy tạo cọc để trộn cưỡng bức xi măng, vôi với đất yếu.
-Ở dưới sâu, lợi dụng phản ứng hoá học – vật lý xảy ra giữa xi măng với đất, làm cho đất mềm đóng rắn lại thành một thể cọc có tính tổng thể, tính ổn định và có cường độ nhất định.
Tham khảo :bài cúng động thổ sửa chữa nhà
Những rủi ro thường gặp khi thi công xây dựng tầng hầm
Sạt lỡ, sụt lún gây ảnh hưởng đến nhà bên cạnh hay công trình lân cận.
Bê tông móng và sàn hầm sẽ bị giảm chất lượng do không kiểm soát được mực nước ngầm.
Thấm vách tường hầm.
Nứt sàn tầng hầm.
Những lưu ý khi thi công tầng hầm nhà cao tầng ,nhà phố
-Giải pháp thiết kế và thi công xây dựng tầng hầm nhà cao tầng gắn bó chặt chẽ với nhau do đặc điểm thiết kế có kết cấu chắn giữ công trình tầng hầm phụ thuộc vào công nghệ thi công.
– Công nghệ thi công xây dựng hiện nay là khá đa dạng. Do đó đơn vị thiết kế và thi công cần phân tích, đưa ra giải pháp thiết kế và thi công phù hợp nhất trong những điều kiện hiện có.
– Về mặt kinh tế, công trình tầng hầm là dạng công trình mà ở đó có thể gây lãng phí nếu lựa chọn giải pháp thiết kế, thi công không phù hợp với đặc điểm dự án.
-Về mặt kỹ thuật, đây là dạng công trình phức tạp; thi công dưới sâu, dễ xảy ra sự cố công trình của mình và liền kề.
-Cho nên công việc thiết kế, thi công, giám sát thi công phải đặc biệt coi trọng.
Ưu điểm của công ty xây dựng Phú Nguyễn
+Đội ngũ chuyên nghiệp,nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao
+Thiết kế sáng tạo
+Giá cả hợp lý,cạnh tranh thị trường
+Tiến độ thi công an toàn ,chính xác
Nguồn : Phú Nguyễn