Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra theo TCVN 197: 1985.
Cốt thép trước khi gia công và trước khi đổ bê tông cần đảm bảo:
– Bề mặt sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có vẩy sắt và các lớp gỉ
– Các thanh thép không bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc các nguyên nhân khác không vượt quá giới hạn cho phép là 2% đường kính. Nếu vượt quá giơi hạn này thì loại thép đó được sử dụng theo diện tích tiết diện thực tế còn lại.
– Cốt thép cần được kéo, uốn và nắn thẳng.
– Cốt thép sau khi gia công lắp dựng vẫn phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước, đảm bảo chiều dầy lớp bảo vệ.
– Lồng cốt đai vào các thép đứng, các mối nối cốt đai phải so le không nằm trên cùng 1 thanh thép chịu lực.
– Buộc thép đai vào thép đứng.
– Cố định thép, có thể dùng gỗ đặt ngang qua hố móng.
4.2.6. Kiểm tra nghiệm thu cốt thép
Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau :
– Hình dáng kích thước, quy cách.
– Vị trí cốt thép trong từng kết cấu do thiết kế quy định.
– Sự ổn định và bền chắc của cốt thép.
– Số lượng, chất lượng các bản kê làm đệm giữa cốt thép với ván khuôn.
4.3. Thi công bê tông đài, giằng móng
– Trước khi đổ bê tông: kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn. Kiểm tra cốt thép, sàn thao tác. Chuẩn bị các ván gỗ để làm sàn công tác.
– Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 1,5m – 2m để tránh phân tầng bê tông.
– Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định, đổ từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, bắt đầu từ chỗ thấp trước, đổ theo từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.
– Bê tông được đổ trực tiếp vào khối đổ hoặc qua máng.
– Dùng đầm dùi cho công tác.
– Chiều dày lớp đổ bê tông tuân theo bảng 16 TCVN 4453: 1995 để phù hợp với bán kính tác dụng của đầm.
– Bê tông phải đổ liên tục không ngừng tuỳ tiện, trong mỗi kết cấu mạch ngừng phải bố trí ở những vị trí có lực cắt và mô men uốn nhỏ.
– Khi trời mưa phải che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông. Trong trường hợp ngừng đổ bê tông qua thời hạn qui định ở bảng 18 TCVN 4453:1995.
– Bê tông móng chỉ được đổ lên lớp đệm sạch trên nền đất cứng.
Dựng buộc cốt thép cột
– Kiểm tra vị trí cột.
– Cốt thép có thể được gia công thành khung sẵn rồi đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.
– Trường hợp dựng buộc tại chỗ thì bắt đầu từ thép móng, đặt cốt thép đúng vị trí rồi nối bằng buộc hoặc hàn, lồng cốt đai từ trên xuống và buộc với thép đứng theo thiết kế. Chú ý phải đảm bảo chiều dày lớp bảo vệ.
– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.
– Với các thanh nối thì phải chọn chỗ có mô men uốn nhỏ nhất.
– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí cốt đai vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.
– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.
7.2.5.3. Cốt thép sàn
– Chọn một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.
– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí đưa cốt thép vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa, xong lại đổi 2 thanh thép dưới lên buộc tiếp.
– Sau khi buộc xong cốt đai thì hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.
7.2.6. Kiểm tra nghiệm thu cốt thép
Sau khi lắp dựng xong cốt thép vào công trình (cụ thể cho từng cấu kiện ) thì tiến hành kiểm tra và nghiệm thu cốt thép theo các phần sau:
– Sự phù hợp của các cốt thép đưa vào sử dụng so với hồ sơ thiết kế.
– Công tác gia công cốt thép : Trị số sai lệch cho phép cảu cốt thép đã gia công theo bảng 4 của TCVN 4453:1995.
– Sự phù hợp về việc thay đổi cốt thép so với thiết kế.
– Lắp dựng cốt thép : Đúng chủng loại, vị trí, kích thước và số lượng cốt thép đã lắp đặt so với thiết kế. Trị số sai lệch cho phép đối với công tác lắp dựng cốt thép cho ở bảng 9 của TCVN 4453:1995.
– Sự phù hợp của các loại thép chờ và chi tiết đăt sẵn so với thiết kế.
– Sự phù hợp của vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê sai lệch và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
Khi nghiệm thu cốt thép phải có hồ sơ gồm:
– Các bản vẽ hoàn công có ghi đầy đủ sự thay đổi về cốt thép (nếu có) trong quá trình thi công và các biên bản nghiệm thu quyết địnhh sự thay đổi.
– Các kết quả về mẫu thử chất lượng thép, cường độ mối hàn và chất lượng gia công cốt thép.
– Các biên bản thay đổi cốt thép trên công trường so với thiết kế.
– Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật trong quá trình gia công lắp dựng cốt thép.