Cắm mốc tim quan trắc trong quá trình thi công công trình
Công tác trắc đạc ép coc Nhà thầu chúng tôi áp dụng theo TCXD 309-2004 công tác trắc đạc công trình – Yêu cầu chung.
1.1. Yêu cầu chung
Do công trình nằm trong khu vực trung tâm Thành phố, điều kiện mặt bằng thi công tương đối khắt khe. Vì thế công tác định vị công trình có yêu cầu rất quan trọng, nó đảm bảo cho quá trình thi công thực hiện theo đúng thiết kế đề ra.
Sau khi tiến hành đo đạc định vị chính xác vị trí hướng công trình, lập các tài liệu hồ sơ cần thiết để tiến hành so sánh với thiết kế, nếu có sai lệch Nhà thầu sẽ báo cáo cụ thể bằng văn bản với Chủ đầu tư để có biện pháp xử lý kịp thời.
Để có cơ sở nghiệm thu lâu dài, Nhà thầu chúng tôi tiếp nhận vị trí tim cốt công trình từ Chủ đầu tư trên cơ sở bản vẽ định hình vị trí dựa trên hồ sơ hiện trạng công trình, bản đồ chỉ giới đường và qui hoạch tổng thể do Chủ đầu tư cung cấp.
1.2. Thực hiện
1.2.1. Lưới khống chế mặt bằng
Căn cứ vào bản vẽ định vị công trình và các cơ sở dữ liệu do Chủ đầu tư cung cấp, Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định các điểm gốc và được thực hiện bằng cách đo lặp lại 2 lần nhằm giảm sai số đảm bảo độ chính xác cao để lấy số liệu làm gốc, từ đó xác định hệ liên trục của công trình.
Do xunh quanh công trình đều có những vị trí để mốc chắc đạc rất thuận lợi. Để có các điểm mốc nhà thầu chúng tôi sử dụng cọc bê tông đổ tại chỗ sâu 1m, kích thước 200×200 trên đầu có gắn mốc sứ, đảm bảo sự ổn định cho các điểm mốc trong mọi điều kiện.
Từ các điểm mốc trên Nhà thầu chúng tôi tiến hành xác định hệ lưới trục cho công trình theo phương pháp truyền dẫn và bình sai, tại vị trí công trình giáp với các công trình hiện có, do đó các tim trục được gửi lên các công trình đã có sẵn và được gửi lên mặt đất bằng các cọc thép đóng sâu xuống đất.
Sau khi có lưới mốc mặt bằng, được bên A nghiệm thu, kiểm tra bằng văn bản thi Nhà thầu chúng tôi mới tiến hành thi công.
1.2.2. Lưới khống chế cao độ thi công
Trên cơ sở mốc chuẩn do Chủ đầu tư và đơn vị thiết kế bàn giao. Nhà thầu chúng tôi tiến hành xây dựng mốc cao độ bằng cột bê tông cốt thép và được bảo vệ trong suốt quá trình thi công. Các điểm khống chế cao độ (là các điểm chuẩn) có cấu tạo mốc hình cầu được gắn ở các công trình lân cận, mốc chuẩn này phục vụ cho kiểm tra độ lún của công trình trong quá trình thi công.
1.2.3. Phương pháp định vị mặt bằng và chuyển cao độ, chuyển trục các hạng mục
Từ các mốc chuẩn định vị tất cả các trục, theo các phương của công trình vào các cọc trung gian (theo phương pháp gửi tim).
Chuyển cao độ lên cao bằng máy thủy bình và thước thép sau đó dùng máy thủy bình của Nhật để triển khai cốt thiết kế trong quá trình thi công.
Do mặt bằng thi công hẹp việc đặt trạm máy trắc đạc bên ngoài công trình để chuyển tim lên các tầng trên là khó khăn nên tại mỗi sàn, khi thi công bê tông tại mỗi sàn Nhà thầu chúng tôi để lại mỗi sàn một lỗ kích thước 150×150 và dùng ống kính chuyên dụng ngắm qua lỗ này để chuyển tim lên tầng trên.
Trong quá trình thi công, việc căn chỉnh đà giáo, cốp pha, mốc đổ bê tông dùng máy kinh vĩ và máy thủy bình nhằm rút ngắn thời gian thi công. Để xác định kích thước của các phòng, cầu thang, cửa sổ, từ cột đến phòng, khoảng cách giữa các cột, khoảng cách giữa các tường, khoảng cách giữa các sàn và dầm, dùng thước thép cuộn, thước rút, máy thủy bình và mia hoặc máy đo dài điện quang.
1.2.4. Phương pháp đo theo giai đoạn
Tất cả các giai đoạn thi công đều phải có mốc trắc đạc (tim – cốt) mới được thi công. Trong quá trình đổ bê tông phải luôn luôn kiểm tra bằng máy thủy bình và máy kinh vỹ.
Trước khi thi công phần sau, phải có hoàn công lưới trục và cốt cao trình từng vị trí của phần việc trước nhằm kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục các sai số có thể và đề phòng các sai số tiếp theo trên cơ sở đó lập hoàn công cho công tác nghiệm thu bàn giao.
Các công đoạn xây tường, lát nền đều sử dụng máy trắc đạc để bật mực toàn tuyến bảo đảm độ chính xác cửa tường xây và độ phẳng toàn diện của nền dựa vào mực đứng và mực đồng mức.
Tất cả các dung sai độ chính xác cần tuân thủ các yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan như : TCVN 197-1997; TCVN 4453-1995 và các quy định về chế độ dung sai.
Biện pháp quan trắc biến dạng của công trình thi công
- xem thêm xây nhà trọn gói Phú Nguyễn 2025
- Xây nhà Cần thơ
- Làm tủ bếp đẹp
Tại các cột của tầng hầm công trình, Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành gắn các mốc hình cầu để kiểm tra độ lún qua mổi lần chất tải (thi công thêm tầng) và đo lún tổng thể khi hoàn thành công trình đồng thời đây cũng là các điểm để kiểm tra độ lún sau này.
Nhà thầu chúng tôi sẽ tiến hành lập hồ sơ theo dõi lún cho công trình theo từng đợt chất tải trong quá trình thi công.
Công tác quan trắc lún của công trình được Nhà thầu chúng tôi đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình sau này. Đồng thời việc quan trắc sẽ giúp Nhà thầu chúng tôi có hướng giải quyết khi có sự cố xảy ra trong quá trình thi công và sử dụng.
Nguồn : Phú Nguyễn