Giá thi công trét bột sơn nước

sơn nước giả cẩm thạch

Báo giá sơn nhà tại TPHCM – Báo giá thi công sơn nước trọn gói

Giá sơn nhà nội thất trọn gói + giá nhân công

  • Dulux 5 in 1 50.000đ/m2
  • Sơn Dulux lau chùi hiệu quả 45.000đ/m2
  • Sơn Maxilite ICI 35.000đ/m2
  • Sơn Kova cao cấp 40.000đ/m2
  • Sơn JoTun strax matt lau chùi 40.000đ/m2
  • Sơn JoTun plats 35.000đ/m2
  • Sơn tinh tế 30.000đ/m2

Giá sơn nhà ngoại thất trọn gói + giá nhân công

  • Sơn Kova Chống Thấm 45.000đ /m2
  • Sơn Dulux weathershield chống thấm 45.000đ /m2
  • Sơn JoTun ngoại thất 55.000đ / m2
  • Sơn JoTun jotaough 55.000đ / m2
  • Sơn Jotun jotashield cao cấp 65.000đ/ m2
  • Sơn maxilite 50.000đ / m2
  • Sơn dulux weathershield bóng 65.000đ /m2

CÔNG TÁC BẢ MATIS

  1. Yêu cầu kỹ thuật

Bề mặt sau khi bả matis cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:

– Phẳng, nhẵn, bóng, không rỗ, không bong rộp.

– Bề dày các lớp bả không nên quá 1mm.

– Bề mặt matis không sơn phủ phải đều màu.

Giá nhân công sơn tường có bã matit

Quy trình sơn tường với bã matit như sau: Đánh giấy nhám/ mài tường => Bả tường matit => Sơn lót => Sơn phủ lớp 1=> Sơn phủ lớp 2.

Có thể nói, công đoạn bả matit cho tường rất tốn thời gian và công sức của nhân công. Bên cạnh đó nhân công còn phải đợi cho bả matit khô mới tiến hành sơn lót tiếp theo. Bởi thế mà thi công sơn tường có bả matit sẽ có giá cao hơn so với sơn tường không có bả. Thi công sơn bã matit sẽ có giá từ 15.000đ – 35.000đ/m2 theo diện tích và các hạng mục trong nhà hoặc ngoài trời.

Tho Son Gia Re

Đơn vị thi công sơn nước giá rẻ tại tphcm

1.2: Giá sơn tường không có bã matit

Trường hợp sơn tường không bả matit thì việc sơn nhà sẽ diễn ra như sau: Đánh giấy nhám/ mài tường => Sơn lót => Sơn phủ lớp 1 => Sơn phủ lớp 2.

Vì không phải sơn bả matit nên thợ thi công có thể tiết kiệm được thời gian và công sức rất nhiều. Trên thị trường giá nhân công sơn tường mới không bả khoảng từ 10.000đ- 20.000đ/m2 tùy theo diện tích và các hạng mục trong nhà hoặc ngoài trời.

  1. Chuẩn bị bề mặt
  2. Giá Sơn Trần thạch cao

– Các loại mặt trát đều có thể bả mát tít, nhưng tốt hơn là mặt trát bằng vữa ximăng cát vàng. Phải chuẩn bị tốt bề mặt bả matis.

– Nếu bề mặt trát bằng cát hạt to: dùng giấy ráp số 3 đánh kỹ để rụng bớt hạt to bám trên bề mặt. Khi bả matis những hạt cát to này dễ bị lật lên bám lẫn vào mát tít khó thao tác.

– Quét trước đều 1 nước keo bằng chổi quét vội hoặc con lăn, mục đích tăng độ bám dính của matis vào bề mặt.

  1. Trình tự và thao tác

Bả 3 lần, bề mặt matis hoàn thiện mới đạt chất lượng tốt.

Bả lần 1: Nhằm phủ kín và tạo phẳng bề mặt.

+ Bả bằng bàn bả:

– Dùng dao xúc mát tít đổ lên mặt bàn bả 1 lượng vừa phải.

– Đưa bàn bả áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho matis bám hết bề mặt. Sau đó dùng cạnh của bàn bả gạt đi gạt lại để dàn matis bám kín đều.

– Bả theo từng dải (đám) từ trên xuống, từ góc ra, chỗ lõm bù matis cho phẳng.

+ Bả bằng dao bả lớn:

– Cầm dao bả matis ngón cái 1 bên và 4 ngón còn lại 1 bên đỡ lấy phía dưới của dao để thao tác.

– Dùng dao xúc matis đổ lên dao lớn 1 lượng vừa phải.

– Đưa dao áp nghiêng vào tường và kéo lên phía trên sao cho matis bám hết bề mặt. Sau đó dùng lưỡi dao gạt đi gạt lại để dàn matis bám kín đều.

Bả lần 2: Tạo phẳng và làm nhẵn.

+ Để mát tít lần trước khô mới bả lần sau.

+ Dùng giấy ráp số 0 làm phẳng, nhẵn những chỗ gợn lên do vết bả để lại.

+ Đánh giấy ráp làm nhẵn bề mặt. Đeo khẩu trang để tránh bụi. Tay cầm giấy ráp luôn đưa sát bề mặt và di chuyển theo vòng xoáy trôn ốc. Vừa đánh vừa quan sát để đánh kỹ những chỗ gợn do vết dao bả hay bàn bả.

+ Bả matis: Phủ kín và tạo phẳng như lần 1 và làm nhẵn bóng.

– Khi matis còn ướt, dùng 2 cạnh dài bàn bả gạt đi gạt lại trên bề mặt (2-3 lần), vừa gạt vừa miết nhẹ, đều tay. Thiếu thì bù thêm matis, tiếp tục làm cho nhẵn. Dùng bàn bả vuốt nhẹ lên bề mặt lần cuối.

+ Những góc lõm (giao tuyến giữa 2 mặt phẳng) phải dùng miếng cao su bả. Tay cầm sao cho ngón cái đè lên miếng cao su và 4 ngón kia ở dưới để thao tác. Dùng dao xúc matis, lượng vừa phải để phết vào 1 góc của miếng cao su, đặt miếng cao su (góc có matis) tiếp giáp với góc định bả và từ từ kéo dịch theo cạnh giao tuyến, vừa kéo vừa áp nhẹ cao su để matis bám hết vào góc.

Bả lần 3: Hoàn thiện bề mặt matis.

– Kiểm tra trực tiếp bằng mắt phát hiện những vết xước, những chỗ lõm để bả matis dặm cho đều.

– Đánh giấy ráp làm phẳng nhẵn những chỗ lồi, giáp mối (giữa các đợt bả) hoặc gợn lên do vết bả để lại.

– Sửa sang lại các cạnh, giao tuyến cho thẳng nét.

XI – CÔNG TÁC LĂN SƠN

  1. Yêu cầu kỹ thuật

Bề mặt sơn phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:

– Màu sắc sơn phải đúng với màu do thiết kế.

– Bề mặt sơn không bị rỗ, không có nếp nhăn và giọt sơn đọng lại.

– Các đường chỉ, đường ranh giới các mảng màu sơn phải thẳng, nét và đều.

  1. Chuẩn bị bề mặt

– Làm sạch bề mặt

– Làm nhẵn phẳng bề mặt bằng matis

  1. Trình tự thao tác

Trình tự sơn

– Bắt đầu từ trần, đến các bức tường, đến các má cửa rồi đến các đường chỉ và kết thúc với sơn chân tường.

– Sơn trần, 3 nước để đều màu. Sơn xong 1 nước để khô mới sơn nước tiếp theo và cùng chiều với nước trước. Để đều màu và không để lại vết rulô.

Thao tác lăn sơn

– Đổ sơn vào khay chừng 2/3 khay.

– Nhúng từ từ rulô vào khay sơn (đảm bảo chiều dài vỏ song song với mặt sơn ngập chừng 1/3 (không quá lõi trục 2 đầu). Kéo rulô lên sát lưới. Đẩy đi đẩy lại con lăn quay trên mặt nước sơn, sao cho vỏ rulô thấm đều sơn, đồng thời sơn thừa cũng được gạt vào lưới.

– Đưa rulô áp vào tường và đẩy cho rulô quay lăn từ dưới lên theo vệt thẳng đứng đến đường biên (không chờm quá đường biên): kéo rulô xuống theo vệt cũ quá điểm ban đầu, sâu xuống tới điểm dừng (có thể là chân tường hoặc kết thúc ở một đợt sơn nếu tường cao > 4m. Tiếp tục đầy rulô đến khi sơn bám hết vào bề mặt trát.

– Để không bị sót nên đẩy 2-3 lần 1 vệt. Các vệt chồng lên nhau 4-5cm.

– Thao tác lăn sơn trần cũng tương tự như sơn tường. Lăn theo từng vệt thẳng ngang hoặc dọc trần.

Thao tác quét sơn

– Khuấy đều và đổ sơn vào ca, khoảng 2/3 ca.

– Nhúng chổi từ từ vào sơn, sâu khoảng 3cm, nhấc chổi gạt sơn vào miệng ca.

– Đặt chổi sơn lên bề mặt: lúc đầu ấn nhẹ tay, sau càng di chuyển càng nặng tay.

– Nếu ấn quá nhẹ tay thì lớp sơn sẽ thành dải nhỏ và dày, còn nếu quá mạnh thì sơn mỏng và rõ nét chổi.

 

Nguồn:Phú Nguyễn
0988 334641