Biện pháp xây tô

XÂY TÔ

CÔNG TÁC XÂY TÔ TRÁT

Khí Xây tường nên chọn gạch đỏ nhiều sọc để tăng dính bán chống nứt tường

khi trộn 1 bao xi cho 10 thùng cát vàng nên nhớ không sử dụng xi mang xây tô và cát mỏ màu đỏ đẽ bung ra

công ty báo giá tô trát tường hạng mục phụ phát sinh thêm khi xây nhà trọn gói

 

giá xây tô tường 2022-2023

Chỉ tiêu kỹ thuật cho công tác xây tường gạch ống .

9.2.1.1. Gạch xây

Nhà thầu chúng tôi cam kết trước khi đưa gạch về công trình, phải có mẫu các loại gạch để xây và phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư, đúng kích thước tiêu chuẩn của Nhà nước, vuông thành sắc cạnh, không có khuyết tật khi nung.

Gạch dùng cho khối xây của công trình là loại gạch ống loại 4 lỗ rỗng kích thước 8x8x19, gạch thẻ kích thước 4x8x19.

Gạch sẽ được xếp và bảo quản không bị dính đất, cong vênh hay do tác động của thời tiết làm hư hại. Gạch dùng trong công trình phải đảm bảo kích thước và chất lượng theo tiêu chuẩn hiện hành, thớ gạch đều không phân lớp, đạt cường độ yêu cầu, sai số kích thước trong phạm vi cho phép.

9.2.1.1. Vữa

Các loại vữa, trát, lót, láng, … có cường độ theo thiết kế quy định, thành phần gồm cát, nước và xi măng.

Vật liệu xi măng đảm bảo theo yêu cầu thiết kế.

Cát dùng cho công tác xây đảm bảo là nguồn cát nước ngọt, không có tạp chất, sét, bùn. Cát được sàng trước khi sử dụng.

Sử dụng nước sinh hoạt để trộn vữa, nước giếng thì phải qua hệ thống sử lý.

Vữa xây dựng tuân thủ theo TCVN 4314-2003 – Vữa xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật và các tiêu chuẩn phương pháp thử TCVN 3121 (1-18) : 2003.

Vữa phải được trộng bằng máy dung tích 80L. Vữa trộn đến đâu dùng đến đấy, không để quá 2 giờ. Vữa được để trong hộc, không cho vữa tiếp xúc xuống đất.

Khi trộn vữa phải tuân thủ các yêu cầu sau :

– Sai lệch khi đo lường phối liệu so với thành phần vữa không lớn hơn 1% đối với nước và xi măng, đo lường đối với cát không lớn hơn 5%.

– Mác vữa theo đúng thiết kế.

– Độ dẻo của vữa (theo độ sụt côn tiêu chuẩn) phải đúng theo quy định của tiêu chuẩn.

– Độ đồng đều phải theo thành phần và sắc màu.

– Khả năng giữ nước cao.

– Thời gian trộn vữa bằng máy từ lúc đổ xong cốt liệu vào máy trộn không được nhỏ hơn 2 phút.

– Trong quá trình trộn vữa không đổ thêm vật liệu vào cối vữa.

– Vữa trộn phải dùng hết trước lúc bắt đầu đông cứng, không dùng vau74 đã đông cứng, vữa đã bị khô. Nếu vữa đã bị phân tầng, trước khi dùng phãi trộn lại cận thận tại cho thi công.

– Khi thi công phải đảm bảo đủ độ ẩm cho vữa đông cứng bằng cách : Tưới nước gạch trước khi xây và dùng vữa có độ dẻo cao. Không đổ vữa ra mán, tránh mất nước nhanh. Khi trời mưa phải che đậy vữa cận thận.

– Chất lượng vữa phải được kiểm tra bằng thí nghiệm lấy mẫu ngay tại chỗ sản xuất vữa. Độ dẻo của vữa phải được kiểm tra trong quá trình sản xuất và ngay trên hiện trường. Số liệu vá kết quả thí nghiệm phải ghi trong sổ nhật ký công trình.

9.2.2. Trình tự công tác xây gạch ống

Sau khi hệ khu đạt cường độ cho phép sẽ tiến hành tháo dỡ ván khuôn và xây tường.

Trước khi xây phải cậy các râu thép chờ ở cột bê tông ra và uốn thẳng theo mạch vữa. Những vị trí không để sắt chờ thì tiến hành dùng khoan bê tông và đóng các râu sắt chờ vào cột.

Hình dạng khối xây phải đúng theo thiết kế, sai số cho phép theo TCVN 4314-86 và TCVN 4085-85.

Gạch được tưới nước trước khi xây.

Khối xây phải đảm bảo chắc chắn, mạch so le. Trong khối xây gạch, chiều dày trung bình của mạch ngang là 12mm. chiều dày của từng mạch vữa ngang không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10mm, chiều dày của mạch vữa đứng không nhỏ hơn 8mm và không lớn hơn 15mm. Các mạch vữa phải so le nhau ít nhất 50mm.

Hàng khóa gạch trên cùng được xây bằng hàng ngang.

Các lỗ chờ trong khối xây được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn đến từng vị trí. Những vị trí không quy định thì không được để các lỗ rỗng làm giảm kết cấu khối xây.

Chênh lệch độ cao giữa các phần kề nhau của khối xây không được lớn hơn 1.2m.

Độ ngang bằng của hàng, độ thẳng đứng của mặt bên và các góc trong khối xây phải được kiểm tra ít nhất 2 lần trong một đạon cao từ 0.5m đến 0.6m. Nếu phát hiện chỗ nghiêng phải sửa ngay.

Không được va chạm mạnh, không được vận chuyển, đặt vật liệu, tựa dụng cụ và đi lại trực tiếp trên khối xây đang thi công, khối xây còn mới.

Tất cả tường xây đều được bật mực 2 mặt bằng máy trắc đạc (mực xây được bật lên các cấu kiện bê tông như cột, dầm, …)

Xây tường tiến hành căng dây 2 mặt (với tường =>200mm). Kiểu cách xây và các hàng gạch trong khối xây phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của thiết kế. Khối xây được thực hiện trình tự 3 dọc 1 ngang và đảm bảo các nguyên tắc: Ngang bằng, đứng thẳng, mặt phẳng, góc vuông, khối xây đông đặc và không trùng mạch.

Tất cả các mạch vữa ngang, dọc trong khối xây lanh tô, mảnh tường cạnh cửa, cột phải đầy vữa.

Trong khối xây các hàng gạch đặt ngang phải là những viên gạch ngyên. Không phục thuộc vào kiểu xây các hàng gạch này phải đảm bảo:

+ Xây ở hàng đầu tiên (dưới cùng) và hàng sau hết (trên cùng).

+ Xây ở trong các bộ phận nhô ra của các kết cấu khối xây (mái, đua, gờ, …)

Khi ngừng thi công do mưa bão phải che đậy khối xây.

Trong quá trình thi công xây Nhà thầu chúng tôi chuẩn bị một số vải bạt che đậy các cấu kiện vừa thi công khi có hiện tượng mưa xảy ra.

Các kết cấu xây sau khi thi công xong chúng tôi tiến hành bảo dưỡng thường xuyên tránh hiện tượng làm mất nước khối xây trong quá trình ninh kết khi gặp thời tiết nắng nóng.

Công tác tô trát tường xi măng cát 

  1. a) Vữa trát

Yêu cầu kỹ thuật:

  • Vữa trát phải bám chắc vào bề mặt các kết cấu công trình.
  • Loại vữa và chiều dày lớp vữa trát phải đúng yêu cầu thiết kế.
  • Bề mặt lớp vữa trát phải phẳng, nhẵn.
  • Các cạnh, đường gờ chỉ phải sắc, thẳng, ngang bằng hay thẳng đúng.

Đánh giá chất lượng lớp vữa trátNhững chỉ tiêu đánh giá chất lượng

Chỉ tiêu đánh giáĐộ sai lệch (mm)
TốtKháĐạt yêu cầu
1. Độ gồ ghề phát hiện bằng thước tầm 2m.

– Đối với công trình yêu cầu trát tốt

– Đối với công trình bình thường

2. Lệch bề mặt so với phương đứng.

– Đối với công trình đạt yêu cầu trát tốt, trên toàn bộ chiều cao nhà không vượt quá

– Đối với công trình bình thường toàn bộ chiều cao nhà không vượt quá.

3. Lệch so với phương ngang, phương thẳng đứng của bệ cửa sổ, cửa đi, cột, trụ.

– Đối với công trình trát tốt, trên toàn bộ các cấu kiện không vượt quá

– Đối với công trình bình thường không vượt quá

4. Sai lệch gờ chỉ so với thiết kế với công trình trát tốt không vượt quá

 

 

10.5

 

6

 

8

 

 

 

 

3

 

11.5

 

2

5

 

 

8

 

10

 

 

4

 

5

 

+2

 

3

5

 

 

10

 

15

 

 

5

 

10

 

+3

 

trát tô tường
trát tô tường

Phương pháp kiểm tra đánh giá:

– Kiểm tra độ bám dính và độ đặc chắc của lớp vữa trát:

+ Gõ vào mặt trát nếu tiếng kêu không trong thì lớp vữa không bám chắc vào bề mặt trát.

– Kiểm tra độ thẳng đứng:

+ Dùng thước tầm, nivô, thước nêm: Theo phương pháp này độ cắm sâu của thước nêm là độ sai lệch về thẳng đứng, thao tác kiểm tra. Thước nêm làm bằng gỗ tốt có khả năng chống mài mòn. Trên bề mặt hình tam giác của thước nêm người ta đánh dấu các vị trí tại đó thước có độ dày 1,2,3mm.

+ Dùng thước đuôi cá và dây dọi: Theo phương pháp này khoảng cách giữa dây và điểm giữa chân thước là độ sai lệch thẳng đứng.

– Kiểm tra độ phẳng mặt trát:

+ Thông thường dùng thước tầm 2m kết hợp với thước nêm để kiểm tra. Độ cắm sâu của thước nêm vào khe hở giữa thước và bề mặt lớp vữa trát là độ sai lệch về độ phẳng mặt trát.

=> Chú ý: Cần tập trung kiểm tra ở vị trí chân tường, đỉnh tường, nơi giao nhau giữa 2 mặt phẳng trát.

– Kiểm tra góc vuông:

+ Đặt góc vuông vào góc tường đã trát. Khe hở giữa thước với một trong 2 cạnh của thước góc là độ sai lệch về góc vuông.

– Kiểm tra ngang bằng: Dùng thước tầm, nivô đặt vào đáy dầm, mặt trần, mặt trên của gờ, lan-can để kiểm tra ngang bằng. Khe hở giữa một trong 2 đầu thước và mặt trát là độ sai lệch về ngang.

– Sau khi đã có số liệu về kiểm tra. So sánh với chỉ tiêu trong bảng ta có thể kết luận chất lượng của công tác trát ở mức độ tốt, khá, đạt yêu cầu hay kém.

Phương pháp trát tường phẳng

Chuẩn bị kích thước khi trát

+ Kiểm tra độ thẳng đứng của tường.

+ Kiểm tra độ phẳng đứng của tường.

+ Đục tẩy những vị trí lồi cao trên mặt tường.

+ Làm vệ sinh mặt trát như cạo sạch rêu, mốc, bóc tẩy, rửa các vật liệu khác bám trên mặt tường.

Làm mốc

– Chú ý đối với bước tường có diện tích lớn vẫn phải khảo sát, kiểm tra và làm mốc trên toàn bộ diện tích định trát, nhưng dải mốc nên làm trong từng đoạn thi công hay phù hợp với từng ca làm việc.

Lên lớp vữa lót

– Trong phạm vi của một ô trát có các vị trí lõm sâu, phải lên vữa vào các vị trí đó trước cho tường tương đối phẳng mới lên vữa trát cho ô đó.

– Trước khi lên vữa phải tạo độ ẩm cho bước tường cần trát. Chú ý tạo ẩm cho mọi chỗ tương đối đều nhau.

– Lên lớp vữa lót trong một ô trát theo trình tự từ trên xuống, từ góc ra. Vữa được lên theo từng vệt liên tiếp nhau kín hết mặt trát trong phạm vi của dải mốc. Chiều dày của lớp vữa lót thường từ 3-7mm. Khi trát phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào tường. Có thể dùng bay hay bàn xoa để lên vữa hoặc vẩy vữa lên tường. Lớp vữa lót cũng cần trát cho tương đối phẳng để lớp vữa sau được khô đều.

Trát lớp vữa nền

– Khi lớp vữa lót se mặt thì tiến hành trát lớp vữa nền. Lớp nền dày từ 8-12mm. Có thể dùng bay, bàn xoa hoặc bàn tà lột để lên lớp vữa nền. Với công trình yêu cầu chất lượng cao lớp trát bằng vữa XM cát. Trước khi trát lớp tiếp theo phải tưới thật ẩm lớp trát trước đó. Lớp nền được cán và xoa phẳng chờ khô cứng mới trát lớp tiếp theo.

Trát lớp vữa mặt

– Thông thường khi lớp vữa nền đã se thì trát lớp vữa mặt. Trường hợp vì lý do nào đó mà lớp nền trát nên bằng cát hạt lựu khô thì phải làm nhám bề mặt lớp nền và tưới ẩm rồi mới trát lớp mặt. Do chiều dày của lớp mặt nhỏ nên được trát với loại vữa dẻo hơn lớp nền. Thường dùng bàn xoa để lên vữa đôi lúc kết hợp với bay để bổ xung vững vào những chỗ hẹp, chỗ còn thiếu cần vữa ít. Vì là lớp ngoài cùng nên khi lên vững nếu thấy xuất hiệp sạn, đất, hợp chất hữu cơ thì phải lấy ra nếu không khi cán phẳng, xoa nhẵn sẽ bị vấp thước, hay khi quét vôi sẽ có vết loang lỗ rất xấu.

Cán phẳng

– Dùng thước tầm có chiều dài lớn hơn khoảng cách giữa hai dải mốc để cán. Trước khi cán cần làm sạch và tạo ẩm cho thước để khi cán không dích thước và cán sẽ nhẹ tay hơn.

– Trong khi cán cần chú ý không để đầu thước chệch khỏi dãy mốc, không ấn thước mạnh lên dải mốc. Khi vững vữa đã đầy thước cần dừng cán, đưa thước ra gạt vữa vào hộc.

– Có thể phải cán nhiều lần để mặt lớp vữa phẳng với dải mốc. Cán xong một lượt cần quan sát mặt trát xem chỗ nào mặt thước không cán qua đó là những chỗ còn lõm. Dùng bay, bàn xoa bù vữa vào những vị trí đó rồi cán lại.

Xoa nhẵn

– Khi vữa trát vừa xoa thì xoa nhẵn. Kiểm tra xem xoa nhẵn được chưa bằng cách:

– Dùng bàn xoa nếu bàn xoa duy chuyển được nhẹ nhàng, bề mặt lớp vữa mịn là có thể xoa nhẵn được. Cũng có thể xảy ra trường hợp lớp trát khô không đều, chỗ xoa được, chỗ không thể xoa được do còn ướt hay đã bị khô. Khi đó những chỗ ướt cần xoa lại. Nếu diện tích chỗ ướt ít có thể làm giảm độ ẩm bằng cách phủ lên bề mặt bằng cát khô sau đó gạt đi và có thể xoa đồng thời với chỗ khá. Những chỗ bị khô phải nhúng ướt bàn xoa và làm chổi đót nhúng nước đưa lên vị trí đó rồi xoa.

– Thường phải xoa làm nhiều lần, lần sau nhẹ hơn lần trước để lớp vữa trát được nhẵn bóng.

– Trát song một ô, ta tiến hành trát sang ô khác với trình tự thao tác đã nêu ở trên.

Trường hợp trát bằng vữa ximăng cát cần lưu ý:

– Bề mặt cần trát phải làm ẩm thật kỹ để không hút mất nước của vữa ximăng làm giảm chất lượng của lớp vữa ximăng.

– Vì vữa ximăng cát có độ dẻo thấp hơn vữa tam hợp cho nên khi lên vữa phải di chuyển bay hay bàn xoa từ từ và ấn mạnh tay.

– Lên vữa đến đâu là bảo đảm ngay được độ dày tương đối của lớp vữa. Tránh tình trạng phải bù, phải phủ nhiều lần.

– Chỉ lên vữa trong phạm vi nhỏ một. Sau đó tiến hành cán xoa ngay đề phòng vữa trát đã bị khô, việc sử lý để xoa phẳng, nhẵn rất khó khăn.

– Việc xoa nhăn tiến hành trong từng phạm vi hẹp, xoa tới khi không thấy các hạt cát nổi lên bề mặt trát là được.

  1. c) Trát trần phẳng

– Trát trần theo phương pháp ngang, nghiêng như trát trần sàn, trần mái, trần ô-văng, trần lô gia, trần cầu thang v…v.

Trình tự thao tác

Chuẩn bị

– Lắp dàn giáo sàn thao tác để trát trần cao thấp tùy thuộc vào người thợ nhưng thường người đứng từ 5cm đến 10cm là phù hợp.

– Mặt trần được trát phải sạch không có dầu mỡ, các chất hữu cơ… Có thể dùng bàn chải sắt để tẩy sạch.

– Căng dây kiểm tra mặt phẳng trần, dùng vữa xi măng mác cao xử lý chỗ bị lõm và những chỗ bê tông bị rỗ.

– Dùng nivô hoặc ống nhựa đựng nước vạch đường ngang bằng chuẩn xung quanh tường cách trần một khoảng tùy ý, thường cách trần từ 20-50cm.

Làm mốc trát

– Tại các góc trần dùng bay đắp mốc kích thước 5x5cm, dùng thước đo từ đường ngang bằng chuẩn tới mặt mốc một đoạn bằng nhau, đối với trần ngang bằng, đối với trần dốc đo các đoạn khác nhau tùy thuộc vào độ dốc của trần.

– Căng dây giữa các mốc ở góc trần để làm mốc trung gian. Dùng bay lên vữa nối liền các mốc thành dải mốc, dùng thước cán cho dải mốc phẳng.

Cán vữa

– Thường lên vữa thành 3 lớp đối với lớp trát dày 15-20mm. Lên thành 2 lớp với lớp vữa trát dày 10-15mm.

– Lớp lót dày từ 3-7mm. Lớp vữa nền dày 8-12mm. Khi trát lót phải miết mạnh tay để vữa bám chắc vào trần.

– Lớp mặt dày từ 3-5mm và có độ dẻo hơn lớp nền. Khi vữa se mặt dùng bàn xoa lên lớp mặt, chiều dày lớp vữa mặt lớn hơn chiều dày dải mốc 1-2mm. Lớp mặt được trát tương đối phẳng.

Cán phẳng

– Vệ sinh sạch sẽ và tạo ẩm cho thước để khi cán nhẹ và không dính vữa. Hai tay cầm hai đầu thước, đưa mặt cạnh thước áp sát mặt trần. Đưa thước di chuyển qua lại và dịch chuyển từ phía ngoài về phía ta đến khi mặt thước bám sát dải mốc.

– Đối với họng trần (giao tuyến giữa tường với trần hoặc dầm với trần) thước được cán dọc theo giao tuyến.

– Cán hết lượt nếu thấy còn các vị trí lõm dùng bay hoặc bàn xoa bù vữa cán lại đến khi toàn bộ trần phẳng với dải mốc.

Xoa nhẵn

– Dùng tay ấn nhẹ vào mặt trát, nếu mặt trát hơi lõm và ngón tay không dính vữa (vữa se) thì tiến hành xoa được.

– Lúc đầu xoa rộng vòng nặng tay thành các vòng tròn liên tiếp để vữa dàn đều, sau xoa hẹp vòng nhẹ tay để trần được bóng.

– Tại các vị trí giao tuyến giữa trần với tường, trần với dầm… bàn xoa dọc theo giao tuyến để tạo giao tuyến phẳng.

=> Chú ý: Có thể xoa nhẵn làm nhiều lần đến khi trần phẳng, bóng là được.

Sai phạm, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

Mặt trát bị cháy

– Trát trần về mùa hè nhiệt độ cao làm cho vữa trát rất nhanh khô đặc biệt là trần mái. Để khắc phục hiện tượng trên cần tưới nước ẩm mặt trần. Đối với mái chưa chống nóng có thể bơm nước ngâm từ 5-10cm để giảm nhiệt độ cho trần. Nếu mặt trát bị cháy (khô, xoa không bóng, cát nổi lên nhiều (xù ra) dùng chổi đót nhúng nước vẩy lên rồi xoa hoặc nếu mặt trần đã phẳng nhưng chưa nhẵn dùng miếng mút có kích thước 200x100x100 nhúng nước và xoa đều.

Mặt trát bị ướt và rơi khỏi trần

– Do trần bị lõm, trát dày hoặc trần quá nhẵn lại không chú ý xử lý trước khi trát. Trước khi trát phải kiểm tra xử lý trát trước những chỗ lõm bằng xi măng mác cao hoặc tạo nhám cho trần.

Mặt trát chỗ ướt chỗ khô

– Do trần không phẳng lồi, lõm lớp trát chỗ dày chỗ mỏng dẫn đến khô không đều.Vì vậy ngay từ khi chuẩn bị phải xử lý mặt trần tương đối phẳng, lồi thì đục đi và lõm thì đắp vào bằng vữa xi măng.

Mặt trần bị bong bộc

– Sau khi xoa nhẵn xong vữa trát bị rơi ra hoặc gõ vào mặt trát thấy bộc. Hiện tượng trên chứng tỏ mặt trát đã bị bong khỏi trần trong quá trình trát hoặc do trần còn bẩn trước khi trát. Để giảm bớt và giải quyết hiện tượng trên, trong khi lót nên dùng vữa theo thiết kế và ấn mạnh tay để vữa bám chắc vào trần, làm sạch trần trước khi trát.

  1. d) Trát trụ tiết diện vuông, chữ nhật

– Ngoài những yêu cầu kỹ thuật chung của mặt trát còn phải đảm bảo đúng kích thước, các góc phải vuông, cạnh trụ sắc, thẳng đứng, các mặt trụ phẳng.

Trình tự trát

Chuẩn bị

– Kiểm tra vị trí, kích thước cơ bản của từng trụ và dãy trụ

– Đục, đẽo những phần nhô ra, đắp, bồi thêm những chỗ lõm.

– Với trụ bê tông cốt thép: Nếu mặt trụ nhẵn phải tạo nhám để có độ bám dính. những chỗ bê tông bị rỗ phải có biện pháp xử lý trước khi trát.

– Nếu mặt trát khô phải tưới ẩm.

Làm mốc trát

– Trước khi xây hoặc đổ bê tông tạo trụ phải xác định được tim ở chân trụ.

– Căn cứ vào tim chân trụ truyền lên đỉnh trụ bằng dây dọi hoặc ni vô Dựa vào kích thước trụ (thiết kế) từ tim trụ đo ra hai bên để xác định chiều dày của mốc (Đắp mốc ở trụ đầu: dùng bay đắp mốc ở đầu trụ, dựa vào kích thước thiết kế, từ tim trụ đo ta khống chế chiều dày của mốc. Đắp mốc ở một mặt xong, mặt tiếp theo phải dùng thước vuông để kiểm tra đảm bảo cho mốc ở các mặt liền kề vuông góc với nhau.

– Dóng từ mốc trên đỉnh trụ xuống để đắp mốc chân trụ. Khi chiều cao trụ lớn hơn chiều dài thước tầm phải đắp mốc trung gian.

Lên vữa

– Trát lót: Dùng bay lên vữa ở cạnh trụ, sau đó trát dàn vào giữa. Bay đưa từ dưới lên, từ cạnh trụ vào trong. Trát kín đều 4 cạnh trụ.

– Trát lớp mặt:

– Dùng thước: Dùng 2 thước tầm dựng ở 2 cạnh của mặt trụ đối nhau. Cạnh thước tầm ăn phẳng với mốc. Dùng gông thép Þ6 – Þ8 để giữ thước cố định.

– Dùng bàn xoa: Lên vữa để trát mặt. Trát từ 2 cạnh ốp thước trát vào trong theo thứ tự từ trên xuống.

Cán thước

– Dùng thước khẩu tựa vào 2 cạnh của thước tầm, cán ngang từ dưới lên, chỗ nào lõm dùng vữa bù ngay rồi cán lại cho phẳng.

Xoa nhẵn

– Tại vị trí cạnh trụ thì xoa dọc theo thước. Khi xoa ở mặt tru, phải giữ bàn xoa luôn ăn phẳng, tránh tình trạng mặt trát bị lõm giữa.

Tháo thước

– Tháo thước phải làm thận trọng như tháo thước ở cạnh, ở cạnh góc, khi trát tường phẳng, tháo thước xong, làm sạch thước rồi sửa lại cạnh cho sắc, đẹp.

  1. e) Làm mốc trát

Vai trò quan trọng của mốc trát

– Để một bộ phận hay toàn bộ công trình sau khi trát được thẳng đứng, nằm ngang, phẳng cần phải làm mốc trước khi trát.

– Mốc có chiều dày bằng lớp vữa định trát. Mốc được đắp bằng vữa hay làm bằng các miếng gỗ, gốm gắn lên bề mặt cần trát như tường, cột, trần, dầm… cũng có thể dùng đinh đóng lên bề mặt các khối xây để làm mốc.

– Mốc được phân bố trên bề mặt cần trát. Khoảng cách các mốc theo phương ngang phụ thuộc vào chiều dài thước tầm để cán. Theo phương đứng là độ cao của mỗi đợt giáo.

– Theo phương song song với chiều cán thước người ta dùng vữa nối các mốc lại với nhau, tạo thành các dải mốc.

– Dải mốc là cữ tỳ thước khi cán phẳng vữa giữa 2 dải mốc.

Phương pháp làm mốc trát

– Làm mốc trên diện rộng: Ap dụng để trát tường hay trần được làm theo trình tự sau:

– Kiểm tra tổng thể bề mặt cần trát: Dùng dây căng, thước kiểm tra độ phẳng. Dùng thước tầm, ni vô kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng.

– Biết được mức độ lồi lõm, nghiêng của tường, trần là bao nhiêu, từ đó quyết định chiều di của mốc bảo đảm cho mọi vị trí trên bề mặt cần trát được phủ một lớp vữa dày tối thiểu theo qui định.

– Chiều dày của mốc sẽ quyết định chiều dày chung của lớp vữa trát. Điều đó có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và chất lượng của lớp vữa trát. Do vậy cần kiểm tra, khảo sát chu đáo, cẩn thận để có quyết định phù hợp. Trường hợp có chỗ lồi ra quá lớn ta phải đục bớt đi cho phẳng. Những chỗ lõm sâu cần dùng vữa đắp trước khi trát.

Mốc gồm có mốc chính và mốc phụ

– Mốc chính nằm ở vị trí 4 góc của bức tường hay trần và được làm trước. Mốc phụ nằm trên đường nối giữa 2 mốc chính theo 2 phương vuông góc với nhau. Mốc phụ được làm sau khi đã có mốc chính. Số lượng mốc phụ tùy thuộc vào diện tích định trát lớn hay nhỏ.

Làm mốc chính: Dùng vữa đắp hay đóng đinh lên 4 góc của bề mặt cần trát.

– Đối với tường: tại góc phía trên cách đỉnh và cạnh bên một khoảng 10-15cm đặt mốc chính Các mốc chính còn lại ở phía dưới xác định bằng cách thả dọi từ mốc 1 và 2 xuống. Khi trát những bức tường có chiều cao nhỏ chỉ bằng chiều dài của thước nên dùng thước tầm và ni vô để xác định mốc chính phía dưới.

– Đối với trần: chọn một góc đắp mốc chính thứ 1, các mốc chính còn lại được lấy thăng bằng từ mốc 1 hoặc cùng đo một khoảng như nhau từ cốt trung gian nên khi làm mốc ở trần, từ cốt trung gian xuống khi láng, lát nền.

Làm mốc phụ: Khi khoảng cách giữa 2 mốc chính theo phương vuông góc với hướng các thước lớn hơn chiều dài thước để cán hoặc ở vị trí tương ứng với chiều cao đợt giáo ta phải làm mốc phụ. Dùng dây căng giữa 2 mốc chính, xác định vị trí và đắp mốc phụ theo dây. Trên bề mặt nằm ngang mốc phụ cũng được xác định theo nguyên tắc trên.

Làm dải mốc: Dùng vữa nối các mốc theo phương song song với chiều cán thước. Dựa vào 2 mốc ở 2 đầu dùng thước cán phẳng ta có dải mốc.

– Sau khi cán phẳng mặt thước tầm theo 2 cạnh của dải mốc dùng bay cắt vát cạnh ta có hệ thống dải trên mốc tường.

=> Chú ý: Đối với bề mặt cần trát có diện tích lớn, dải mốc chỉ làm để đủ trát trong một ca, tránh dải mốc bị khô phải xử lý trong khi trát.

Làm mốc trên diện tích hẹp và dài

– Các thanh có kích thước tiết diện nhỏ nhưng chạy dài như các thanh trang trí, thẳng đứng, nằm ngang, tay vịn lan can, gờ cửa sổ v…v.

+ Kiểm tra tổng thể trước khi làm mốc

– Kiểm tra tổng thể của hệ thống thanh.

– Kiểm tra độ thẳng đứng, nằm ngang của từnng thanh.

– Kiểm tra độ phẳng của từng thanh theo các cạnh.

– Kiểm tra kích thước thực tế của mỗi thanh.

+ Làm mốc chính

– Đối với thanh độc lập: Mốc chính được làm ở 2 đầu của thanh. Với thanh đứng mốc ở trên làm trước, ở dưới làm sau. Với thanh ngang mốc được làm ở một đầu bất kỳ của thanh. Mốc được làm tuần tự theo bề mặt của thanh, dựa vào mốc ở mặt đã có để làm mốc ở mặt bên kia.

– Đối với một hàng hay dãy thanh: Mốc chính được làm ở đầu của 2 thanh ngoài cùng.

+ Làm mốc phụ

– Đối với thanh độc lập: Căng dây giữa 2 mốc chính ở 2 đầu để làm mốc phụ, khoảng cách mốc phụ lấy theo chiều dài của thước tầm.

– Đối với một hàng hay dãy thanh: Căn cứ mốc chính ở 2 đầu căng dây làm mốc chính cho các thanh ở giữa. Trong mỗi thanh, căng dây để làm mốc phụ như trường hợp thanh độc lập.

công tác xây nhà trọn gói có trát tường phảng xem thêm

tác giả :kts Thuỳ

Nguồn:Phú Nguyễn
0988 334641