CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TM-CK PHÚ NGUYỄN
Địa Chỉ: 11A Hồng Hà, P2, Tân Bình, Hồ Chí Minh.VN
Hotline: 0988 334641 - Fanpage: Phú Nguyễn
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TM-CK PHÚ NGUYỄN
Địa Chỉ: 11A Hồng Hà, P2, Tân Bình, Hồ Chí Minh.VN
Hotline: 0988 334641 - Fanpage: Phú Nguyễn
Thiết kế nhà cao tầng làm chung apartment hay office cho thuê là một thể loại thiết kế công trình kiến trúc có chiều cao lớn, đòi hỏi phải đáp ứng được những tiêu chuẩn và quy định theo yêu cầu của pháp luật.
Thiết kế nhà cao tầng
Bên cạnh đó cũng phải thể hiện được vẻ đẹp độc đáo riêng của tòa nhà. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thiết kế nhà cao tầng, mời các bạn tham khảo.
Các đơn vị thiết kế và xây dựng nhà cao tầng cần phải đáp ứng được những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới và quy chuẩn thiết kế nhà cao tầng sau đây:
Thiết kế nhà cao tầng
( Nguồn: 02-view-from-upper-wacker-drive-building-sections)
Công ty thiết kế nhà cao tầng phải có nguồn lực
Nhà thầu xây dựng nhà cao tầng, chung cư, khu đô thị.. khi thiết kế tầng hầm nhà để xe cần lưu ý những thông tin như sau:
Thiết kế tầng hầm để xe hơi
Không phải muốn xây như thế nào cũng được mà theo theo quy chuẩn thiết kế nhất định. An Gia Khang xin gửi đến quý khách hàng những lưu ý sau:
Việc xây dựng thiết kế tầng hầm sẽ là một giải pháp hữu hiệu cho việc lưu trú xe cô đặc biệt là ở những trung tâm lớn và khu đông dân cư .
Quy chuẩn thiết kế hầm để xe hơi
Vì vậy việc xây thêm hầm để xe là một trong những giải phát hữu hiệu nhất hiện nay. Quan trọng nhất là xe cộ được để ở những nơi đúng quy định, không phải để trên lề đường lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.
Tùy theo mỗi công trình, từng kết cấu hạ tầng mà chủ thầu sẽ có lựa chọn thiết kế chiều cao tầng hầm phù hợp nhất. Tuy nhiên khi thiết kế sẽ phải theo tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe theo quy định của pháp luật
Để đảm bảo đúng quy định với chiều cao của xe, tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu là 2,2 mét. Đồng thời phải có ít nhất hai lối cho xe đi ra.
Lối xe phải được thông ra ngoài đường chính, không được thông ra hàng lang.
Bộ xây dựng đã có công văn 94/BXD-KHCN về tiêu chuẩn độ dóc xuống tầng hầm như sau:
Quy định về độ dốc hầm để xe
” Độ dốc của các lối ra vào tầng hầm không lớn hơn 15% so với chiều sâu” Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống tầng hầm đối với các phương tiện giao thông (ô tô, xe máy) lên xuống tầng hầm tại dự thảo tiêu chuẩn “.
Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng” do Viện Nghiên cứu Kiến trúc đang biên soạn có quy định đối với tầng hầm dùng để làm gara xe (bãi để xe).
Tóm lại : Quy chuẩn về thiết kế hàm để xe
Tiêu chuẩn bãi đậu xe chung cư: Khi xây nhà ở cao tầng phải bố trí chỗ để xe như sau:
Tiêu chuẩn của thiết kế cung cấp điện cho toàn nhà cao tầng là đảm bảo cho các hộ luôn luôn đủ điện năng với chất lượng trong phạm vi cho phép và khi thiết kế cung cấp điện phải thỏa mãn những yêu cầu cơ bản sau:
Bản vệ hệ thống điện và nước tòa nhà
Những yêu cầu trên thường mâu thuẫn nhau khi thiết kế người thiết kế phải biết tư vấn, cân nhắc và kết hợp hài hòa để đưa ra một phương án tối ưu nhất, đồng thời phải chú ý đến những yêu cầu khác như: Có điều kiện thuận lợi phát triển phụ tải trong tương lai, rút ngắn thời gian thi công…
Các tiêu chuẩn cung cấp điện mạng hạ áp như sau:
Lối và đường thoát nạn hay nói cách khác là lối, đường dùng để thoát người khi có sự cố trong tòa nhà hay công trình mà họ đang sử dụng.
Mặt cắt thiết kế cầu thang lối thoát hiểm căn hộ
Lối thoát người là những cửa nào có nhiều điều kiện sau:
Đường thoát người là đường dẫn đến các lối thoát và đảm bảo sự di chuyển an toàn trong một thời gian nhất định. Đường thoát người phổ biến nhất là lối đi qua hành lang, tiền sảnh và buồng thang.
Bản thiết kế mặt cắt nhà
Những đường lưu thông có liên quan đến bộ phận truyền động cơ khí (thang máy, băng truyền) không được coi là đường thoát, vì khi cháy và sự cố chúng có thể không hoạt động.
Lối thoát nạn phải đảm bảo để mọi người trong phòng, ngôi nhà thoát ra an toàn, không bị khói bụi che phủ, trong thời gian cần thiết để sơ tán khi xảy ra cháy.
Dẫn từ các phòng của bất kỳ tầng nào, không kể tầng 1, đến hành lang dẫn đến buồng thang, kể cả đi qua ngăn đệm. Khi đó các buồng thang phải có lối ra ngoài trực tiếp hay qua tiền sảnh được ngăn cách với các hành lang bằng vách ngăn có cửa đi;
Dẫn đến các phòng bên cạnh ở cùng một tầng có lối ra như ở mục a và b.
Khi đặt các lối ra thoát nạn từ hai buồng thang qua tiền sảnh chung thì một trong hai buồng thang đó phải có lối ra ngoài trực tiếp ngoài lối tiền sảnh.
Lối ra có thể là cửa đi, hành lang hoặc lối đi dẫn tới cầu thang trong hay cầu thang ngoài tới hiên dẫn ra đường phố hay mái nhà, hay khu vực an toàn. Lối ra còn bao gồm cả lối đi ngang dẫn sang công trình liền đó ở cùng độ cao.
Thiết kế nhà cao tầng – Xây dựng mặt tầng 02
Chủ đầu tư khi thiết kế nhà ở cao tầng cần phải căn cứ vào các hoạt động trong công trình, đối tượng sử dụng, yếu tố tâm lý, điều kiện kinh tế xã hội, điều kiện khí hậu tự nhiên và xu thế phát triển trong tương lai để xác định cơ cấu căn hộ và chọn được các giải pháp thiết kế phù hợp nhất.
Bản thiết kế nhà cao tầng( Nguồn: UNStudio selected to build australia’s tallest skyscraper)
Nhà cao tầng phải có các loại không gian chức năng như sau:
Không gian chức năng giao tiếp: Sảnh chính của tòa nhà, khu vực sảnh của các tầng, phòng đa năng (phòng hội họp, phòng sinh hoạt tập thể…). Tiêu chuẩn diện tích được tính từ 0,8m2/ chỗ ngồi đến 1,0m2/ chỗ ngồi, tổng diện tích nhỏ nhất sẽ là 36m2.
Sảnh chính vào tòa nhà cao tầng phải dễ dàng nhận biết, cần bố trí thêm các chức năng như phòng thường trực, khu vực bảo vệ, chỗ đợi… Mỗi tầng của tòa nhà phải bố trí sảnh tầng có diện tích tối thiểu là 9m2, có hệ thống chiếu sáng đầy đủ để phục vụ các hoạt động giao tiếp hàng ngày.
Bản thiết kế tòa nhà cao tầng ( Nguồn: Stephen Stahl – Architecture Work )
Phòng đa năng của tòa nhà thường được bố trí ở tầng 1 kết hợp với sảnh hoặc bố trí ở trên mái, trong tòa nhà để phục vụ hoạt động công cộng, sử dụng vào các mục đích sinh hoạt hội họp, câu lạc bộ, thể thao văn hóa của cộng đồng sống trong tòa nhà.
Phòng chức năng phục vụ công cộng có thể được thiết kế tập trung hoặc phân tán theo các tầng của tòa nhà. Tổ chức phục vụ công cộng trong nhà cao tầng phải theo đơn nguyên và liên hệ với khả năng phục vụ công cộng trong khu đô thị.
Để đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, tòa nhà sẽ không bố trí các cửa hàng kinh doanh hóa chất, vật liệu xây dựng, các hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, các cửa hàng buôn bán vật liệu cháy nổ…
Không gian chính nhà cao tầng
Trong tòa nhà phải bố trí các phòng quản lý hành chính, phòng quản lý kỹ thuật ngôi nhà, phòng cho các nhân viên quản lý nhà, trông xe, bảo vệ, dịch vụ kỹ thuật. Tùy theo điều kiện cụ thể mà sẽ thiết kế ở tầng hầm hay tầng một của tòa nhà.
Diện tích phòng làm việc được tính từ 5m2/ người đến 6m2/ người.
Một số không gian khác mà tòa nhà phải có là không gian chức năng giao thông là cầu thang bộ, hành lang, thang máy… Không gian kỹ thuật là phòng đựng các thiết bị điện, nước…
Tòa nhà cao tầng không thể thiếu hệ thông cấp thoát nước sinh hoạt và cấp nước chữa cháy như quy định trong tiêu chuẩn hiện hành. Hệ thống cấp thoát nước cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau:
Thi công xây dựng nhà cao tầng
Thiết kế hệ thống cấp thoát nước của tòa nhà cao tầng
Thi công xây dựng nhà cao tầng
Thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí của tòa nhà cao tầng. Hệ thống thông gió và điều hòa không khí trong tòa nhà cao tầng phải được thiết kế theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành.
Thiết kế hệ thống điều hòa và ống thông gió nhà cao tầng
Tòa nhà có thể thiết kế hệ thống điều hòa không khí trung tâm cho các không gian phục vụ công cộng trong tòa nhà. Đây có thể là một tổ máy độc lập hoặc không độc lập được đặt tại vị trí thích hợp với độ dài của tuyến ống dẫn khí đi và về không nên lớn hơn 60m.
Bản thiết kế kiến trúc nhà cao tầng đẹp 2019
Đối với các căn phòng trong tòa nhà nên thiết kế hệ thống điều hòa không khí cục bộ. Mỗi căn phòng phải chừa sẵn vị trí lắp đặt các thiết bị điều hòa và các đường ống thu nước từ máy điều hòa để không ảnh hưởng đến kiến trúc mặt đứng của công trình và vệ sinh môi trường.
Tòa nhà cần thiết kế hệ thống cửa sổ, cửa đón gió vào và cửa thoát gió ra để đảm bảo thông gió tự nhiên. Khi thiết kế cũng phải tính đến các giải pháp cách nhiệt, che chắn nắng cho tòa nhà.
Thiết kế hệ thống điện chiếu sáng cho tòa nhà phải tuân theo tiêu chuẩn hiện hành về chiếu sáng.
Tủ phân phối điện chiếu sáng được đặt ở phòng kỹ thuật, các tủ, bảng điện được đặt ở các tầng để cấp điện cho các phòng và tiện quản lý, sử dụng và sửa chữa.
Việc cung cấp điện từ tủ, bảng điện tầng đến từng phòng phải đi bằng tuyến dây hoặc cáp điện dọc theo hành lang và chôn ngầm vào tường. Hệ thống chiếu sáng được bảo vệ bằng các aptomat, các công tắc điều khiển ổ cắm được lắp ở độ cao 1,2m.
Khi thiết kế nhà cao tầng đặc biệt phải chú ý đến giải pháp chống sét để tránh khả năng bị sét đánh thẳn, chống cảm ứng tĩnh điện và cảm ứng điện từ và chống điện áp cao của sét lan truyền theo hệ đường dây cấp điện hạ áp trong công trình.
Thiết kế hệ thống chống sét cho tòa nhà cao tầng
Trong tòa nhà cao tầng phải thiết kế đồng bộ hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình. Trong các căn hộ, các ổ cắm điện thoại đặt ngầm trong tường được bố trí ở độ cao 0,5m tùy theo kiến trúc nội thất. Mạng thuê bao điện thoại được thiết kế theo sơ đồ nguyên lý mạng hình tia.
Thiết kế hệ thống phòng chống cháy nổ phải tuân thủ theo những quy định hiện hành. Phải tổ chức đường giao thông, hệ thống cấp nước chữa cháy và hệ thống báo cháy trong khu vực tòa nhà.
Mong rằng những thông tin trên đây của chúng tôi sẽ giúp quý vị có thêm kinh nghiệm khi thiết kế nhà cao tầng.