Đơn Giá Xây Dựng Tầng Hầm Cho Nhà Phố Là Bao Nhiêu?
Công ty Phú Nguyễn chuyên nhận đóng cọc vây vách chống sạt tầng hầm ở Hồ Chí Minh (hcm ) giá rẻ . uy tín không ứng trước bao ép cọc không thấm hầm
vách tầng hầm đổ dày 200 mm chống thấm , chống ngập tự bơm nước
Xây dựng nhà phố hay xây các văn phòng cho thuê có tầng hầm đang ngày càng rất phổ biến. Các công trình xây dựng kiểu này thu hút được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm vì khả năng sinh lời khá cao và tận dụng được vốn nhàn rỗi.
Với các công trình có tầng hầm thì tầng hầm chủ yếu làm nơi để xe, nhất là khu vực trung tâm phục vụ cho các công trình kinh doanh như: nhà hàng, khách sạn, trường học, quán cà phê, phòng tập, tòa nhà văn phòng, căn hộ… Ngoài để xe, một số gia chủ sử dụng tầng hầm để sưu tầm rượu (hầm rượu), phòng sưu tầm đồ cổ, phòng chơi nhạc…
Tầng hầm có rất nhiều lợi ích cho chủ đầu tư. Vậy đơn giá xây dựng tầng hầm khi xây dựng nhà phố là bao nhiêu?
1. Đơn giá xây dựng tầng hầm nhà phố.
Tầng hầm là một phần của công trình nhà phố nên đơn giá xây dựng tầng hầm cũng được tính dựa theo giá xây dựng của toàn công trình. Tuy nhiên, để tính được dự toán cho việc xây dựng tầng hầm thì trước tiên chúng ta cần tìm hiểu về cách tính diện tích tầng hầm khi xây dựng và giá xây dựng phần thô trên thị trường hiện nay.
a. Tính diện tích tầng hầm
Diện tích của tầng hầm được tính dựa vào độ sâu so với code vỉa hè và theo hệ số của diện tích sàn xây dựng. Cụ thể như sau:
- Độ sâu <=1,3m so với code vỉa hè được tính bằng 150% diện tích sàn.
- Độ sâu từ 1,3 – dưới 1,7m: so với code vỉa hè được tính bằng 170% diện tích sàn.
- Độ sâu 1,7 – dưới 2m: so với code vỉa hè được tính bằng 200% diện tích sàn.
- Độ sâu > 2m: so với code vỉa hè được tính bằng 250% diện tích sàn.
Lưu ý: Đối với hầm có diện tích sử dụng < 80 m2: hệ số tính như trên + 20% diện tích.
b. Giá Xây Dựng Phần Thô
Bạn có thể tham khảo đơn giá sau đây của xây dựng Phú Nguyễn
- Công trình có diện tích thi công S ≥ 350m2, đơn giá thi công 3.250.000 VNĐ/m2.
- Công trình có diện tích thi công 300m2 ≤ S ≤ 350m2, đơn giá thi công 300.000 VNĐ/m2.
- Công trình có diện tích thi công 250m2 ≤ S ≤ 300m2, đơn giá thi công 350.000 VNĐ /m2.
- Công trình có diện tích thi công 200m2 ≤ S ≤ 250m2, đơn giá thi công 450.000 VNĐ /m2.
- Công trình có diện tích thi công S < 200m2, tính theo thực tế.
c. Ví dụ về cách tính dự toán xây dựng tầng hầm:
Chúng ta xây dựng nhà phố có tầng hầm trên diện tích đất 5x20m. Tổng diện tích xây dựng của công trình là 400 m2. Độ sâu của tầng hầm so với code vỉa hè theo thiết kế là 1,5m.
Dựa trên thông tin về diện tích và đơn giá phía trên thì chúng ta tính được dự toán xây dựng tầng hầm như sau:
Chi Phí Xây Tầng Hầm = 100 (m2) x 150% x 3.350.000 (VNĐ) = 502.500.000 VNĐ.
Như vậy, với công trình này thì riêng chi phí xây dựng tầng hầm là hơn 500 triệu.
2. Chi phí gia cố hầm
Khi xây dựng các công trình có tầng hầm thì tùy vào độ phức tạp của địa hình khu vực thi công mà có thêm chi phí gia cố hầm. Chi phí này được tính riêng ngoài chi phí xây dựng.
Chi phí này dùng để gia cố vách tầng hầm khi đào đất, mục đích để chống sạt lở đất nhà bên cạnh, chống lún sụp, nghiêng, sập nhà bên cạnh nhất là các nhà cấp 4, đã xây dựng lâu năm.
Chi phí gia cố vách hầm thường chưa được tính vào giá xây dựng phần thô, và có chi phí từ 30% – 100% chi phí xây dựng hầm, tùy vào điều kiện thi công, địa chất công trình và biện pháp thi công.