Tiêu chuẩn Việt Nam xây nhà và biện pháp thi công (tcvn).

Giá trị pháp lý của nhà thầu

CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH TCVN:

TIÊU CHUẨN SỐ HIỆU
– Tổ chức thi công :

-Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng : .

– Nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng :

– Công tác trắc địa trong xây dựng công trình-Yêu cầu chung:

– Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu:

-Thi công và nghiệm thu các công tác nền móng

– Đất xây dựng- Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh: – Đất xây dựng- Phương pháp thí nghiệm hiện trường :

– Kết cấu gạch đá- Quy phạm thi công và nghiệm thu:

– Kết cấu BT&BTCT toàn khối-Quy phạm thi công và nghiệm thu:

– Công tác hoàn thiện trong xây dựng-Quy phạm thi công và nghiệm thu:

– Xi măng PORLAND-Yêu cầu kỹ thuật:

– Cát xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật :

– Đá dăm, sỏi , sỏi dăm dùng trong xây dựng -Yêu cầu kỹ thuật :

– Vữa xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật:

– Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng:

– Bê tông nặng-Yêu cầu bảo dưỡng ẩm tự nhiên :

– Bê tông nặng- Phương pháp xác định cường độ nén : – Cát mịn để làm bê tông và vưã xây dựng – Hướng dẫn sử dụng :

– Dàn giáo – Yêu cầu an toàn:

– Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Hướng dẫn công tác bảo trì :

– Xi măng xây trát:

– Gạch rỗng đất xét nung :

– Gạch đặt đất sét nung :

– Gạch gốm ốp lát – Gạch granite – Yêu cầu kỹ thuật :

– Vưã dán gạch ốp lát – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử:

– Nhôm hợp kim dùng trong xây dựng- Tiêu chuẩn kỹ thuật và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm:

– Bể chưá bằng BTCT – Quy phạm thi công và nghiệm thu: – Mái và sàn BTCT trong công trình xây dựng :

– Kết cấu bê tông và BTCT – Hướng dẫn kỹ thuật phòng chống nứt do bị tác động cuả khí hậu nóng ẩm:

– Cưả gỗ – Cưả đi cửa sổ- Yêu cầu kỹ thuật

– Cưả kim loại – Cưả đi cưả sổ- Yêu cầu kỹ thuật chung:

– Quy phạm sơn thiết bị và kết cấu thép trong xây dựng DD&CN:

– Thông gió – Điều tiết không khí- sưởi ấm: Tiêu chuẩn thiết kế

– Hệ thống thông gió, điều hoà không khí & cấp lạnh: chế tạo lắp ráp và nghiệm thu

– Lắp đặt tuyến ống hơi :

 

– PCCC cho nhà và công trình:

– Hệ thống chưã cháy – Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt và sử dụng:

– Thiết bị chưả cháy đầu nối :

– Vòi chưã cháy sợi tổng hợp:

– Trụ nước chưã cháy:

– PCCC cho nhà và công trình- Yêu cầu chung về thiết kế : – An toàn cháy – Yêu cầu chung:

– Hệ thống chưã cháy – Yêu cầu chung về thiết kế lắp đặt & sử dụng:

– Nhà kho nguyên tắc cơ bản để thiết kế:

– Hệ thống sprinkler cuả hiệp hội PCCC Bắc Mỹ: NFPA-13; NFPA-20

– Cấp nước – mạng lưới bên ngoài và công trình

– Thoát nước – mạng lưới bên ngoài và công trình:

– Các tủ điện hạ thế và tủ điều khiển:

– Các thanh cái và đầu nối thanh cái trong tủ điện :

– Cầu dao tự động loại MCCB :

– Máy cắt không khí ACB:

– Cầu dao tự động loại MCB :

– Cấp độ bảo vệ cuả võ tủ:

– Thử nghiệm hồ quang do ngắn mạch:

– Máy biến áp đo lường :

– Tủ điện bù loại tụ bù biến áp 1000VAC:

– Nhận biết các đầu nối thiết bị:

– Rơ le bảo vệ:

– Các thiết bị chỉ thị hoạt động:

– Màu cuả đèn chỉ thị và nút nhấn:

– Công tắc điện :

 

– Hệ thống máng cáp theo tiêu chuẩn

– Ong và phụ kiện cho việc lắp đặt điện

– Tiêu chuẩn cáp :

 

– Cáp chống cháy :

– Cáp điện trung thế :

– Part Hệ thống báo cháy

– Part 1 Báo cháy cho khu nhà ở dân cư.

– Thành phần cuả hệ thống báo cháy

– Quy phạm nối đất và nối không thiết bị điện:

– Nối đất cho kim thu sét:

– Chiếu sáng :

TCVN 4055:1985

TCVN 5637:1991

TCXDVN 317:2006

TCXDVN 390:2004.

 

TCVN 4447:1987.

TCXD 79:1980.

TCVN 174:1989

TCVN 226:1999.

TCVN 4085:1985.

TCVN 4453:1995.

 

TCVN:1992.

 

TCVN 2682:1999.

TCVN 1770:1996.

TCVN 1771:1987.

 

TCVN 4314:2003.

TCVN 4459:1987.

TCVN 5592:1991.

TCVN 3118:1993.

TCXD 127:1993.

 

TCXDVN 296:2004.

TCXDVN 302:2004.

 

TCXDVN 324:2004.

TCVN 1450:1998

TCVN 1451:1998

TCVN 6883:2001.

TCXDVN 336:2005

 

TCXDVN 330:2004

 

TCXDVN 5641: 1991

TCVN 5718:1993

TCXDVN 313:2004

 

TCXD 192:1995

TCXD 237:1999

TCXDVN 334:2005

 

TVCN 5687:1992

 

TCVN 232:1999

 

TCVN 6158:1996; TCVN 6159:1996; TCVN 6008:1995

TCVN 2262:1995

TCVN 5760:1995

 

TCVN 5739:1993

TCVN 5740:1993

TCVN 6379:1998

TCVN 2622:1995

TCVN 3254:1989

TCVN 5760:1993

 

TCVN 4317:1986

 

 

TCXD 33:1985

TCXD 51:1984

IEC 60439-1

IEC 60364

IEC 60947-1

IEC 60947-2

IEC 60898

IEC 60529

IEC 61641

IEC 60044

IEC 60831

IEC 60445

IEC 60255

IEC 60473

IEC 60073

To BS 7671 & BS 50281-BS EN 4678/50085/50086.

BS 4607 and BS 31 & BS BS 4553 & 6346 7889 &

IEC 502

BS 7846

IEC 1034

BS 5839

BS 5446

BS 54

TCVN 319:2004

NFC 17-102

333 ECONOMY-TCVN-2005

 

  1. KỸ THUẬT THI CÔNG:

  2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: Theo tiêu chuẩn TCVN-1987
  • Sau khi nhận Biên bản bàn giao mặt bằng từ Chủ đầu tư, đơn vị thi công tiến hành triển khai công tác lưới trục phục vụ thi công phần móng và tầng hầm, toàn bộ hệ lưới phục vụ thi công được trình chủ đầu tư và tư vấn giám sát
  • Khi truyền dẫn cao độ các điểm chuẩn lên một tầng nào đó thì kiểm tra khép kín cao độ các điểm chuẩn vừa được truyền dẫn lên để hiệu chuẩn .Sai số cốt công trình giữa các tầng là ≤ ± 3mm, tổng chiều cao là ≤ ± 10mm.
  • Việc truyền dẫn các trục chính của công trình lên cao theo hướng đứng được thực hiện bằng cách dùng máy chiếu đứng . Sau khi chiếu các toạ độ các điểm chuẩn lên một tầng thì cần kiểm tra khép kín toạ độ các điểm đó . Sai số thẳng đứng của công trình là ≤ 3mm giữa các tầng và ≤ 15mm so với toàn công trình .
  • Phải sử dụng máy trắc đạc để định vị công trình. Phải có bộ phận trắc đạc công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim cọc mốc công trình trong quá trình thi công.
  1. CÔNG TÁC THI CÔNG MÓNG – TẦNG HẦM:

2.1 THI CÔNG CÔNG TÁC TRẮC ĐẠC:

  • Mục đích và yêu cầu:
  • Trong thi công công tác trắc địa đóng vai trò hết sức quan trọng . Nó giúp việc thi công được thực hiện chính xác về mặt kích thứơc công trình đảm bảo độ thẳng đứng, nằm ngang của kết cấu, xác định đúng các cấu kiện và hệ thống kỹ thuật, đường ống …. Loại trừ đến mức tối thiểu các sai số trong công tác thi công.
  • Trong quá trình thi công, công trình xây dựng và các công trình hạng mục khác lân cận có thể bị nghiêng lệch hay biến dạng nên cần có trắc đạc, quan trắc thường xuyên, kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý, hiệu chỉnh nhanh chóng.
  • Nội dung công tác trắc đạc:
  • Định vị công trình xây dựng trong phạm vi khu đất theo thiết kế.
  • Thành lập lưới khống chế thi công làm phương tiện cho toàn bộ công tác trắc đạc, truyền dẫn kích thước theo chiều đứng kên các bộ phận.
  • Quan trắc biến dạng công trình ( do lún lệch, biến dạng kết cấu…)
  • Trắc đạc theo độ cao. Khống chế sai số theo chiều thẳng đứng, cao trình các bộ phận của công trình.
  • Thiết bị quan trắc sử dụng:
  • Máy toàn đạc điện tử.
  • Máy kinh vĩ điện tử, dội, thước thép, hộp mực.
  • Máy thủy bình, mia.
  1. QUY TRÌNH CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA PHỤC VỤ THI CÔNG PHẦN HẦM:

  • Nhận mặt bằng thi công:
  • Đơn Vị Thi Công cùng với Tư Vấn Giám Sát tiếp nhận mặt bằng(Chủ Đầu Tư và Tư Vấn Thiết Kế bàn giao): Mốc khống chế toạ đo tối thiểu phải có hai điểm, cao độ, ranh đất xây dựng của công trình.
  • ĐVTC truyền mốc khống chế công trình, mốc cao độ chuẩn ra ngoài công trình( đặt tại vị trí đảm bảo không dịch chuyển trong suốt thời gian thi công) và có xác nhận chấp thuận và kiểm tra của CĐT &TVGS.
  • Khảo sát địa hình, kiểm tra lại mặt bằng thi công đã nhận:
  • Xác nhận lại ranh giới .
  • Đo đạt lại hiện trường .
  • Vẽ lại hiện trạng khu vực xây dựng.
  • Đo vẽ lại hiện trạng các nhà lân cận công trình.
  • Thành lập lưới khống chế mặt bằng và cao độ:
  • Công tác trắc đạt phục vụ thi công giai đoạn đào đất:
  • Kiểm tra chuyển vị hệ tường vây cọc Barrette.
  • Kiểm tra ổn định dầm đỉnh tường vây.
  • Kiểm tra ổn định các công trình liền kề.
  • Công tác trắc đạt thi công móng, cột, sàn, vách phần hầm:
  • Truyền các trục công trình và trục thi công xuống móng.
  • Bố trí các đài móng, cột, vách, sàn.
  • Truyền cao độ xuống đáy móng, sàn, cột, vách.
  • Kiểm tra nghiệm thu vị trí, cấu kiện trước khi đổ bê tông.
  • Đo vẽ hoàn công phần hầm công trình.
  1. DUNG SAI ĐO ĐẠC BẢO ĐẢM CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH:
  • Phần Hầm BTCT : Theo TCVN 3972:1985 & TCVN 309:2004
  • Đo đạc, kiểm tra liên tục trong quá trình thi công để đạt được độ chính xác như sau:
  • Khoảng cách giữa tất cả các trục tại bất kỳ vị trí nào cũng không vượt quá 5mm so với kích thước thiết kế.
  • Sai số cao độ tại các vị trí cao độ thi công theo thiết kế so với điểm mốc khống chế cao độ là 5mm.
  • Sai lệch mặt bằng tại bất kỳ điểm nào so với đường trục gần nhất là 10mm.
  • Tất cả các cột, vách, tường không sai quá 12mm theo phương thẳng đứng tại bất kỳ điểm nào từ dưới lên trên.

2.2. BIỆN PHÁP ĐÀO ĐẤT:

  • Công trình này có mặt bằng thi công tương đối hẹp. Vì vậy việc lắp đặt cẩu tháp để thi công mà không ảnh hưởng đến công trình xung quanh là không thực hiện được. Vì vậy để thi công phải dùng xe cuốc lớn kết hợp với xe cuốc nhỏ để vận chuyển đất từ hố móng lên trên và chuyển ra ngoài. Việc lắp đặt cẩu tháp leo tường được thực hiện khi thi công xong giai đoạn I sàn hầm 2.
  • Phương An 1: Đào từng lớp đến cao trình lớp giằng thì tiến hành chống giằng rồi tiếp rục đào đến cao trình bêtông lót sàn hầm 2 sau đó tiến hành đào cục bộ để thi công từng hố móng.
  • Phương An 2: Ta tiến hành đào giật cấp đào từ trong ra ngoài đến cao độ thiết kế để thi công những hố móng bên trong. Sau đó dùng hố móng này để chống đỡ để thi công những móng tiếp theo.

Ưu, khuyết điểm của hai phương án:

  • Phương án 1: Để tránh hiện tượng chuyển vị tường vây ta tiến hành đào cuốn chiếu từng lớp và tiến hành chống giằng trong quá trình thi công. Biện pháp chống giằng được tính toán trong phần thuyết minh tính toán và cách bố trí xem bản vẽ chi tiết.
  • Phương án 2: Khi thi công cần ít cây chống nhưng trong quá trình thi công, công tác đào đất được tiến hành trên diện rộng việc vận chuyển đất sẽ kém hiệu quả. Tuy phương án này tiết kiệm được cây chống. Nhưng vì móng được đào khá sâu do đó áp lực đất tác dụng lên tường vây khá lớn sẽ làm cho tường vây bị dịch chuyển và điều này rất nguy hiểm.
  • Phương án chọn: Trên cơ sở hồ sơ khảo sát địa chất và hồ sơ thiết kế được Chủ Đầu Tư giao đơn vị thi công tiến hành tính toán kiểm tra bằng Phần mềm Geo-Slope khi đào đất đến độ sâu nguy hiểm nhất nhận thấy cung trược trong công trình xuất hiện cách tường vây khoảng 30m. Vì vậy khi thi công đơn vị thi công tiến hành đào đất đến vị trí cách trục D 3.5m và trục E 2.5m tại đó tạo mạch ngừng thi công (xem cụ thể trong bản vẽ biện pháp thi công) để thi công sàn hầm 2. Sau khi thi công xong đợt 1 của sàn hầm 2 tiến hành đào đất thi công khu vực còn lại

Trình tự đào đất:

Giai đoạn 1 đào trên toàn bộ công trình

2.3. BIỆN PHÁP HẠ MỰC NƯỚC NGẦM TRONG HỐ MÓNG:

  1. Biện Pháp Trực Tiếp:
  • Hút nước trực tiếp trong hố móng là một trong những biện pháp đơn giản và ít tốn kém. Tuy nhiên với trường hợp cột nước ngầm khá cao thì biện pháp này sẽ kém hiệu lực. Đặc biệt khi hố đào móng bên cạnh các công trình đang sử dụng để tránh gay sự cố, chẳng hạn công trình bị lún sụt, nghiêng lệch ……
  1. Biện Pháp Gián Tiếp:
  • Biện pháp này không phá hoại cấu trúc của móng và có thể rút nước ngầm trong đất tới 25m vì có thể sử dụng hiệu quả đối với đất có cở hạt nhỏ kể cả bùn nhão và phù sa. Phương pháp này có khả năng loại trừ sự cố bất lợi trong hố móng khi hút nước trực tiếp mà còn làm chặt thêm cấu trúc ở đáy hố móng và vách đào, do không còn tác dụng đẩy nổi của nước mà trái lại nhờ lực mao dẫn cũng như áp lực thuỷ tĩnh theo chiều ngược lại từ trên xuống dưới và từ hố móng ra xung quanh, thành phần nước trong đất sẽ bớt dần và thành phần hạt được cố kết lại, dùng thiết bị hạ mực nước ngầm gồm đoạn ống lọc lắp với một ống dẫn. Và hạ xuống bằng phương pháp xói nước tới độ sâu cần thiết. Khi làm việc, nước ngầm sẽ qua màng lọc và các lỗ ống lọc rồi được hút lên theo ống dẫn vào một hệ ống bố trí quanh bờ hố móng(ống góp). Ống góp sẽ được nối trược tiếp với một hoặc nhiều máy bơm. Khi hút nước, chung quanh mỗi ống lọc sẽ tạo ra một mặt hạ mực nước ngầm hình phiễu, bố trí ống lọc sao cho mặt cong đó nằm dưới đáy hố móng một độ sâu nhất định. Biện pháp này tốn kém và có khả năng ảnh hưởng đến công trình lân cận.
  • Đề nghị: Vì các tầng hầm đựơc vây chắn kín nên nước mặt chảy vào tầng hầm là rất ít chỉ còn tồn tại nước ở phía trong tường vây để giải quyết vấn đề này trong quá trình đào đất ta tiến hành đào các rãnh xương các dốc từ tường vây về hố thu tam thời từ đó bơm lên phía trên thoát ra hệ thống thoát nước công cộng. Dùng phương án kết hợp giữa hai phương án 2 để hạ mực nước ngầm bằng cách khoang những giếng thu nước đồng thời kết hợp hút nước ở những vị trí cục bộ (xem bản vẽ chi tiết).
  1. Phương pháp khoan giếng
  • Công tác khoan giếng đại trà được thực hiện trước khi đào tầng hầm 2. Dặt 5 giếng khoan để hạ mực nước ngầm theo hình tam giác. Mỗi giếng khoan 1 máy bơm tự động. Nước giếng này được bơm lên phía trên để làm khô hố móng từ lúc đào hầm 2 cho đến khi thi công sàn hầm 2 đạt yêu cầu thiết kế. Số lượng máy bơm sẽ được xác định thực tế trong quá trình thi công với 3 trường hợp sau
    • Mực nước trong các hố móng hạ rất nhanh chứng tỏ khả năng bơm khá lớn. Khi đó phải hạn chế số lượng bơm sao cho mực nước ngầm được giữ ổn định
    • Mực nước trong hố móng hạ rất chậm chứng tỏ số lượng hố khoan chưa đủ khi đó sẽ đề xuất tăng thêm hố khoan.
    • Nếu số lượng máy bơm đủ để giữ ổn định mực nước ngầm thì không cần tăng thêm lượng hố khoan.
  • Vì địa chất phần móng chủ yếu là đất cát nên trong quá trình hút nước chú ý đến hiện tượng bục lở do nền dòng thấm ngược hoặc hiện tượng nước thẩm thấu quá nhanh làm lôi cuốn hạt đất. Và cuối cùng việc lấp giếng khoan được đổ bêtông thu hẹp dần.

2.4. BIỆN PHÁP TƯỜNG CHẮN VÁCH HẦM:

  • Tường chắn đất vách hầm theo thiết kế được phê duyệt và bố trí thêm hệ giằng, chống trong quá trình thi công tầng hầm.
  1. CÁC PHƯƠNG ÁN HỆ GIẰNG CHỐNG:
  • Phương án 1: Sử dụng thép chữ I làm giằng chống vách tường vây.
  • Phương án 2: Sử dụng cừ Larsen làm giằng chống vách tường vây.
  • Chọn Hệ Giằng Bằng thép chữ I300 vì I300 có khả năng chịu lực tốt hơn so với cừ Larsen. Khoảng cách chống đỡ xem thuyết minh và bản vẽ chi tiết.
  1. TÍNH TOÁN BIỆN PHÁP TƯỜNG CHẮN VÀ HỆ GIẰNG
  • Tổng Quan:
  • Cao độ +3.787 là cao trình mặt đất tự nhiên.
  • Tường vây chống thành hố đào là tường BARRETTE BTCT có bề dày 600mm được bố trí đều theo chu vi tầng hầm cao độ mũi tường vây là -14.85m.
  • Chiều sâu hố đào h = 3.787+3.6+0.6=7.987m (Tính đến cao trình đáy bêtông lót sàn hầm 2).
  • Độ ngàm của tường vây vào trong đất l = 14.85-4.2 = 12.45m.
  • Bài toán đặt ra là:
  • Kiểm tra xem tường vây có chống đỡ được áp lực đất hay không, nếu không chống đỡ được tính toán, bố trí cây chống cho hợp lý.
  • Tải trọng tác dụng lên vách chống là áp lực đẩy ngang của đất gồm áp lực chủ động và áp lực bị động. Áp lực chủ động xuất hiện khi vách chuyển vị ra xa ngoài khối đất, làm cho đất có xu thế bị lún xuống. Còn áp lực bị động nảy sinh khi chuyển vị của vách chống hướng về phía khối đất làm cho đất bị trồi lên. Ngoài áp lực do trọng lượng bản thân của đất gây ra còn có thể có áp lực ngang do tải trọng tạm thời bố trí trên lăng thể phá hoại.
  • Trong trường hợp này ta xem như đơn vị thiết kế đã tính đến việc chiều sâu tường vây nằm sâu hơn lăng thể phá hoại của áp lực bị động. Vì vậy ta chỉ tính toán áp lực chủ động tác dụng lên tường vây
Nguồn : Phú Nguyễn
0/5 (0 Reviews)
0988 334641