Cách tính công thợ xây nhà theo m2

giá nhân công thợ xây

chào các bạn, có một vấn đề đó chính là cách tính giá nhân công trong xây dựng mà chúng ta cũng cần phải chú ý thật kĩ. Kẻo đến lúc khi 2 bên chủ nhà cùng với nhà thầu nghiệm thu khối lượng với nhau lại phát sinh dẫn đến tình trạng tranh chấp không đáng có. Các trường hợp tranh chấp giữa 2 bên mà tôi cũng đã gặp và phải là bên trung gian hòa giải giữa 2 bên để đi đến thống nhất. Đây là một điều rất không đáng phải xảy ra, có thể là do 2 bên trao đổi và truyền đạt không rõ ràng được cách tính như thế nào chính thế mới có hiện tượng thế này. Và cũng có trường hợp 2 bên thống nhất được cách tính nhưng lại không ước lượng được chính xác phát sinh thêm nên xảy ra tình trạng nhân công tăng lên quá nhiều. Có trường hợp giá nhân công tăng lên gấp đôi so với dự tính và cũng gây nên tình trạng tranh cãi nhau nhé các bạn

Thế nên cách tính giá nhân công trong xây dựng thế nào là đúng, mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo thêm về các tính nhé. Trong bài viết chúng ta sẽ chia ra nhiều các mục nhỏ để các bạn có thể tham khảo chi tiết hơn.

giá nhân công thợ xây
giá nhân công thợ xây

Các lưu ý khi tính giá nhân công xây dựng, làm hợp đồng nhân công xây dựng

Có rất nhiều thứ mà các bạn cần phải chú ý khi xây dựng nhà, và phần nhân công xây dựng cũng là một phần rất quan trọng. Vì giá tiền, giá trị của căn nhà cũng rất cao. Vậy thì chúng ta cần phải chú ý những gì, Nhà đẹp xin chia sẻ với các bạn trong phần này như sau:

  • Có rất nhiều thứ sẽ không được hoạch toán cụ thể trong quá trình tính giá, vì vậy khi hoàn thiện đo theo thực tế thường sẽ có phát sinh, thậm chí phát sinh nhiều so với dự kiến. Cần phải tính toán tương đối giá nhân công xây nhà để chuẩn bị tài chính
  • Trong hợp đồng cần phải ghi rõ ràng các phần cần tính, phương pháp tính cụ thể như thế nào
  • Có nhiều nhà thầu khi báo giá lại báo thấp hơn nhưng trong hợp đồng nhân công có những thứ khác lại thêm vào, dẫn tới tình trạng giá nhân công tăng lên. Ví dụ như phần ốp lát chưa tính, phần ốp tường chưa tính, cầu thang chưa tính, thông tầng trừ chưa, phần san lấp nền có chưa, ốp gạch trang trí có chưa, kẻ chỉ có chưa, nhân công lợp mái có chưa?
  • Đối với các công trình có thiết kế thường có những phần đặc biệt, vậy nên cần phải tính rõ ràng hoặc phương pháp tính rõ ràng trong hợp đồng tránh gây nên tình trạng tranh cãi.

Cách tính giá nhân công xây dựng cho các loại nhà

Giá nhân công thông thường sẽ được bao gồm các phần như sau:

  • Nhân công trồng mộc
  • Trát, tô tường, dầm, trần, sàn
  • Ốp và lát
  • Chi phí thuê cốt pha, giàn ráo, tháo dỡ cốt pha, che chắn công trình
  • Chi phí máy trộn bê tông
  • Chèn khuôn cửa
  • Nhân công làm cầu thang.

Giá nhân công thường sẽ chưa bao gồm các phần sau

  • Đào móng, ép cọc
  • San lấp nền
  • Nhân công điện nước tính riêng, nhân công lắp đặt cửa riêng
  • Đào bể phốt, nhân công xây bể phốt và bể nước tính riêng

Cách tính giá nhân công cho nhà phố

Cách tính giá nhân công cho nhà phố có thể nói rằng đơn giản nhất, theo cách nói truyền thống của người thợ thì tính theo giọt ranh. Tức là nước nhỏ đến đâu tính đến đó, điều đó có nghĩa là gì? Tức là mái bê tông đua ra đến đâu thì chúng ta sẽ tính giá nhân công theo đến phần đó. Đối với nhà phố thì khá dễ tính thông thường thì 2 bên là đều bằng phẳng và có đua thì chỉ tính đua ra ở mặt tiền và mặt tiền thì lại đua thẳng cho nên việc tính cũng dễ dàng hơn.

Xin lấy ví dụ như sau: Nhà bác A xây nhà diện tích sàn là 5×10 = 50 m2 và xây 4 tầng.

  • Tầng 1 xây dựng 50m2
  • Tầng 2, tầng 3 có ban công đua ra thêm 1 mét về phía trước
  • Tầng 4 chỉ làm tum và sân chơi phía trước có mái che bằng lam bê tông

Vậy thì cách tính nhân công trong trường hợp nhà bác A như thế nào, mời các bạn tham khảo nhé. Tất nhiên tôi đưa ra bài toán dễ thế này để các bạn hiểu cho nhanh, thực tế có thể sẽ phức tạp hơn chút. Giả sử giá nhân công xây dựng nhà phố là 1 triệu/1m2 hoàn thiện bao gồm ốp lát chúng ta sẽ có như sau:

  • Tầng 1: Diện tích xây dựng: 50m2 x 1 triệu/1m2 = 50 triệu
  • Tầng 2+3: Diện tích xây dựng 50m2, thêm 5m2 ban công đua ra bằng: 55 m2 x 1 triệu/1m2 = 55 triệu, 2 tầng là 110 triệu
  • Tầng 4: Nhân công xây 50% diện tích sàn: 25m2 x 1 triệu/1m2 = 25 triệu. Phần lam bê tông 2 bên thỏa thuận nhân công riêng.
  • Như vậy tổng diện tích 4 sàn là: 185 m2 tương đương 185 triệu tiền nhân công

Trong 185 triệu sẽ có phát sinh thêm như sau: Chi phí xây bể phốt, bể nước 2 bên thỏa thuận, nếu các bạn đổ thêm sàn phụ trên nhà vệ sinh cũng tính nhân công riêng và 2 bên cùng thỏa thuận. Phần lam bê tông trên sân thượng cũng thế nhé các bạn.

Cách tính giá nhân công cho mái thái

Đối với nhà mái thái thì tôi xin thưa với các bạn là cách tính sẽ khó hơn 1 chút so với nhà phố vì thông thường biệt thự mái thái có mái đua ra 4 mặt cho nên cách tính nhân công sẽ có sự thay đổi đôi chút như sau.

Trường hợp cách tính giá nhân công cho biệt thự 1 tầng

Trong trường hợp này chúng ta làm mái đổ bằng và lợp ngói bằng khung thép nhé. Còn trường hợp đổ toàn bộ bằng mái chéo tôi sẽ hướng dẫn cụ thể sau.

Bây giờ chúng ta cứ đo theo thực tế cho dễ nhất, trước tiên đo phần diện tích nhà trước sử dụng bao nhiêu, sau đó lên mái đo phần diện tích mái đua ra để 2 bên cùng tính toán phần phát sinh của mái.

Ví dụ xây nhà 100m2 biệt thự mái thái và có phần mái đua ra thêm là 20m2 cho phần riềm mái bê tông. Tức là tổng phần nhân công cho phần mái sẽ là 120m2 và nhân với đơn giá xây dựng. Nếu nhà bạn có thêm mi cửa sổ chúng ta cũng tính thêm phần mi trong trường hợp mi đua ra nhiều hơn so với riềm mái. Còn mi đua ra ít hơn thì không tính.

Như vậy tổng chi phí nhân công cho biệt thự 1 tầng là 120 triệu: Bao gồm và không bao gồm các phần sau

  • Bao gồm nhân công trồng mộc, xây trát ốp lát
  • Bao gồm nhân công chèn khuôn cửa
  • Bao gồm chi phí cốt pha, giàn ráo, chi phí trộn bê tông, làm cầu thang nếu có
  • Chưa bao gồm: Đào móng, xây bể phốt, bể nước, chi phí lợp ngói

Phần lợp ngói chúng ta có thể thỏa thuận sau nhé các bạn.

Trường hợp cách tính giá nhân công cho biệt thự 2 tầng, 3 tầng trở lên

Đối với trường hợp biệt thự nhiều tầng chúng ta tính giống như kết hợp cả trường hợp cho nhà phố và biệt thự 1 tầng. Tính diện tích sử dụng và riềm mái đua ra nhé các bạn. Về cơ bản thì cách tính cũng không có gì thay đổi lắm. Nhưng quan trọng 2 bên phải thống nhất được với nhau về cách tính, giá xây dựng đến khi nghiệm thu sẽ giảm bớt được phần nào về tranh chấp.

Giá công thợ xây nhà cấp 4 hiện nay

Câu hỏi này tôi nghĩ rằng khá là khó, vì nó không có một công thức hay đáp án chúng các bạn ah. Để tính được giá công thợ xây nhà cấp 4 thì phụ thuộc vào yếu tố cấu tạo của nhà cấp 4. Cấu tạo thế nào? Nếu nhà cấp 4 làm móng gạch, làm mái bằng tôn thì chi phí sẽ rẻ, nếu làm móng bê tông móng cốc đổ khung cột mái bằng thì giá cũng sẽ khác. Về cơ bản thì nhà cấp 4 mái tôn sẽ có giá nhân công rẻ nhất sau đó đến mái bằng. Giá còn tùy thuộc vào nhân công xây dựng của từng vùng. Tôi cũng xin viết ra một vài đề nghị để các bạn có thể tham khảo như sau:

  • Giá nhân công xây nhà cấp 4 mái tôn: Từ 600.000 – 800.000 vnđ/1m2
  • Giá nhân công xây nhà mái thái, mái bằng đơn giản: 800.000 – 1.000.000 vnđ/1m2
  • Giá nhân công xây nhà cấp 4 cầu kì, đẹp: 1.000.000 – 1.500.000 vnđ/1m2

Như vậy là chúng tôi chia sẻ với các bạn một ít kinh nghiệm về cách tính giá nhân công trong xây dựng 2019 để các bạn cùng tham khảo. Các bạn có thắc mắc gì có thể để lại bình luận nhé.

Bổ sung thêm về bài viết nhân công xây dựng nhà phố

Phần này mình bổ sung với lí do chính là khi mình thiết kế nhà cho chủ nhà xong thì chủ nhà thuê thợ xây để làm. Tuy nhiên trong vấn đề tính nhân công lại có sự trùng lặp như sau. Giả sử nhà bạn xây dựng nhà phố 2 tầng và diện tích xây dựng 1 tầng là 50m2 nhưng nhà thầu lại yêu cầu tính thêm cả phần thang vậy thì chúng ta giải thích thế nào?

Đối với trường hợp nhà phố 50m2 như này giả sử nhân công là 1 triệu/1m2 thì tổng giá nhân công cho nhà phố 2 tầng này là 50x2x1 triệu = 100 triệu tiền nhân công. Và phần nhân công này đã bao gồm cả phần đổ và xây cầu thang. Nếu nhà thầu yêu cầu tính cả thang thì phần lỗ mở trên ô cầu thang phải bỏ, giá đổ cầu thang và xây bậc thang cũng không thể tính bằng giá của phần xây nhà được.

Trong quá trình xây dựng nhà có rất nhiều các thứ phát sinh từ vật tư cho tới nhân công, chính vì thế nếu các bạn làm nhận thầu tôi nghĩ rằng chúng ta hãy làm bằng cái tâm trong nghề của mình. Nếu cảm thấy làm không có lãi thì các bạn cũng đừng nhận, mà nếu đã nhận thì hãy làm cho hết mình. Còn làm xong mà cảm thấy bị lỗ các bạn cũng có thể trao đổi thẳng với chủ nhà, tôi nghĩ rằng khi các bạn làm tốt chủ nhà ưng ý thì người ta cũng không tiếc bạn thêm một chút tiền nhân công làm gì cả. Vì thế nếu chúng ta làm bằng cái tâm trong nghề, cái tâm của mình thì các bạn cũng sẽ không bao giờ phải lo thiệt thòi nhé.

xaydungphunguyen.com

Nguồn : Phú Nguyễn
0/5 (0 Reviews)
0988 334641