Biện pháp thi công phần thân nhà cao tầng

Biện pháp thi công phần thân nhà cao tầng là một phần rất quan trọng trong việc tạo nên sự vững chắc và thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một cách chi tiết ,giải đáp mọi thắc mắc của quý khách ,mọi người tham khảo nhé.

Tổ chức thi công kết cấu Phần thân nhà cao tầng

Tổ chức thi công

– Tiến độ thi công nhanh ,an toàn

-Bê tông sẽ được tiến hành trộn tại trạm.

-Vận chuyển tới công trình bằng các xe tự trộn và sẽ bơm vào các vị trí phải đổ bằng bơm bê tông.

Thiết bị vận chuyển lên cao

Để đáp ứng thi công nhanh chóng, bảo đảm chất lượng vì vậy việc vận chuyển lên cao là một vấn đề quan trọng.

Vận thăng

Thiết bị vận chuyển lên cao là máy vận thăng

Bơm bê tông nhà cao tầng

-Do các phương tiện vận chuyển bê tông không thể vào sâu được trong công trình vì quá hẹp.

-Do đó máy bơm bê tông được đặt phía ngoài và lắp đặt đường ống bơm bê tông vào phía trong tới các vị trí đổ bê tông.

Quý khách tham khảo thêm về: thi công nhà cao tầng

Quý khách tìm hiểu thêm : thi công lát gạch nền nhà

Các biện pháp thi công phần thân nhà cao tầng

– Thi công phần thân gồm: cột, dầm, sàn, cầu thang, vách thang máy .

Công tác cốp pha

Yêu cầu kỹ thuật của cốp pha

-Các cốp pha và đà giáo được thiết kế và thi công phải đảm bảo độ cứng, ổn định, dễ tháo lắp.

– Cốp pha phải được ghép kín, khít để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông.

– Cốp pha dầm, sàn được phải ghép trước lắp đặt cốt thép, cốp pha cột sẽ được ghép sau khi lắp đặt cốt thép.

-Yêu cầu các ván khuôn cột, dầm, sàn, tường và cầu thang phải bằng phẳng, không khe hở và quét dầu chống dính trước khi lắp đặt.

Cách lắp dựng

Cột

–Đổ cột cao khoảng 50mm để tạo nên đường dựng ván khuôn.

– Thi công thành từng mảng có kích thước bằng 1 mặt cột.

– Tiến hành ghép các mảng theo kích thước cụ thể của từng cột.

– Sự dụng gông bằng thép, khoảng cách của các gông là 50 cm .

– Chú ý : các cửa sổ để đổ bê tông, chân cột phải chừa lỗ để vệ sinh trước khi đổ bê tông.

Dầm

Cách lắp dựng:

– Xác định tim dầm.

– Rải ván lót để đặt chân cột.

– Lắp đặt cây chống chữ T, đặt sát cột, rồi cố định , tiến hành đặt thêm một số cột dọc theo tim dầm.

– Rải ván đáy dầm trên xà đỡ cột chống ,tiến hành cố định 2 đầu bằng các giằng.

– Lắp đặt các tấm ván khuôn thành dầm, đóng đinh liên kết với đáy dầm, rồi cố định mép trên bằng các gông, cây chống xiên và bu lông.

– Kiểm tra và điều chỉnh cho đúng thiết kế.

Sàn

– Sử dụng các ván khuôn thép định hình để đặt trên hệ dàn giáo chữ A,sẽ chịu lực bằng thép và hệ xà gồ đỡ sàn và xà gồ thép,

– Sử dụng tối đa diện tích ván khuôn thép định hình.

Ván khuôn tường

+Các tấm ván khuôn phải đúng kích thước hình học của liên kết định vị sườn ngang và sườn đứng bằng xà gồ gỗ,

+ Để liên kết giữa hai mặt ván khuôn tường phải sử dụng bu lông D14 và đặt trong lòng ván khuôn chống áp lực ngang khi tiến hành đổ bê tông.

+Phía ngoài sử dụng thêm các thanh chống xiên bằng cây chống phù hợp.

+Bên trong sử dụng hệ thanh giằng bằng chống thép ,kết hợp với xà gồ gỗ.

+Tiến hành kiểm tra ổn định kích thước hình học độ phẳng cũng như sự kín khít của ván khuôn xong mới tiến hành đổ bê tông.

Tháo dỡ ván khuôn

– Cốp pha đà giáo chỉ được tháo dỡ khi bê tông đạt được cường độ quy định

– Khi tháo dỡ cốp pha, đà giáo tránh gây chạm mạnh đến kết cấu bê tông.

-Ô văng, công xôn, sê nô chỉ được tháo cột chống và cốp pha đáy khi cường độ bê tông đạt đúng quy định

Công tác cốt thép

Các yêu cầu của kỹ thuật

– Bề mặt phải sạch, không dính bùn đất, dầu mỡ, không có các vẩy sắt và các lớp gỉ

– Các thanh thép không bị bẹ hay bị giảm tiết diện.

– Các thanh thép cần được kéo, uốn nắn cho thẳng.

– Cốt thép sau khi thi công phải đảm bảo đúng hình dạng kích thước và chiều dầy lớp bảo vệ.

Gia công cốt thép

– Sẽ được thiết kế tại kho của công trường .

-Đảm bảo khắc phục được các sai sót, gia công chính xác theo đúng yêu cầu của thiết kế,

– Trong quá trình thực hiện phải xếp thành từng loại, cấu kiện riêng để tránh bị nhầm lẫn.

Cắt và uốn thép:

– Sử dụng thiết bị bàn nắn, vam nắn để nắn thẳng cốt thép .

–Tiến hành cạo gỉ tất cả các thanh bị gỉ.

– Với các loại thép d<=20 thì dùng dao, xấn, trạm để cắt.

– Với các thép loại d> 20 thì dùng máy để cắt.

– Uốn cốt thép phải đúng hình dạng và kích thước yêu cầu.

Hàn cốt thép:

– Thiết bị chính là máy hàn

-Bề mặt phẳng, không cháy, không đứt quãng, không có bọt, không ngậm xỉ.

–Chiều dài và chiều cao đường hàn phải theo đúng thiết kế.

Công tác bảo quản cốt thép sau khi gia công

– Cốt thép sẽ được làm thành bó và có đánh số , xếp thành từng đống theo từng loại riêng biệt .

Lắp dựng, vận chuyển cốt thép

– Thép đến công trình không bị cong vênh.

–Thép nào bị gỉ, bám bẩn phải được vệ sinh sạch sẽ.

– Lắp đặt phải đúng vị trí, số lượng,và quy cách yêu cầu cảu thiết kế.

– Đảm bảo khoảng cách an toàn giữa các lớp cốt thép.

– Các con kê được đặt rí thích hợp tùy mật độ cốt thép .

– Con kê sẽ được đúc bằng vữa xi măng mác cao và có chiều dày bằng lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

– Với cốt thép sàn thì để đảm bảo khoảng cách giữa 2 lớp cốt thép phải sử dụng con kê bằng ngựa thép.

– Đa số sử dụng phương pháp buộc để liên kết các thanh cốt thép lại với nhau.

– Nên hạn chế sử dụng phương pháp hàn để buộc thép.

Lắp đặt cốt thép

Dựng buộc cốt thép cột

– Kiểm tra vị trí cột.

– Cốt thép có thể được thi công thành khung sẵn rồi sẽ đưa vào ván khuôn đã ghép trước 3 mặt.

Cốt thép dầm

– Sử dụng một số mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.

– Với các thanh nối thì chọn chỗ có mô men uốn là nhỏ nhất.

– Sử dụng thước gỗ để đánh dấu vị trí cốt đai vào.

– Tiến hành hạ khung thép vào ván khuôn, sẽ hạ từ từ bằng cách là sẽ rút dần các thanh gỗ kê ra.

Cốt thép sàn

– Sử dụng mẩu gỗ kê ngang ván khuôn để đỡ thép.

– Dùng thước gỗ đánh dấu vị trí đưa cốt thép vào, nâng hai thanh thép chịu lực lên chạm khít cốt đai rồi buộc, buộc hai đầu vào giữa.

– Sau khi đã buộc xong cốt đai thì tiến hành hạ khung thép vào ván khuôn, hạ từ từ bằng cách rút dần các thanh gỗ kê ra.

Kiểm tra nghiệm thu cốt thép

– Cốt thép đưa vào sử dụng phải đúng với hồ sơ thiết kế.

– Sự chính xác của vật liệu làm con kê, mật độ các điểm kê sai lệch và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Công tác bê tông

Thi công chính là bằng bê tông thương phẩm và đổ bằng bơm

Công tác chuẩn bị

Chuẩn bị mặt bằng, bãi đỗ cho phương tiện vận chuyển, hệ thống chiếu sáng, điện nước phục vụ máy xây dựng

Sàn thao tác.

–Trước khi tiến hành đổ bê tông cột cần phải vệ sinh sạch sẽ chân cột bằng máy nén khí và tước ẩm.

– Bố trí sàn thao tác trên mặt cốt thép dầm sàn một cách tiện lợi nhất cho việc di chuyển của công nhân .

Đổ bê tông

– Trước khi tiến hành đổ bê tông phải kiểm tra lại hình dáng, kích thước, khe hở của ván khuôn.

–Tiến hành kiểm tra cốt thép, sàn giáo, sàn thao tác.

– Chuẩn bị sẵn các ván gỗ .

– Khi tiến hành đổ bê tông phải đổ theo trình tự từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ chỗ thấp trước, từng lớp, xong lớp nào đầm lớp ấy.

– Sử dụng đầm bàn cho sàn, đầm dùi cho cột, dầm và tường.

– Khi tiến hành đổ bê tông phải đổ liên tục không ngừng.

– Khi trời mưa phải có biện pháp che chắn, không để nước mưa rơi vào bê tông.

–Nếu cột cao hơn 5m và tường cao hơn 3m nên chia làm nhiều đợt

Đầm bê tông

+Mục đích cho hỗn hợp bê tông được đặc chắc, không bị lỗ rỗng và làm cho bê tông bám chặt vào cốt thép.

+Yêu cầu phải đầm kỹ, không bỏ sót và đảm bảo thời gian

+Đối với sàn, nền, mái thì dùng đầm bàn để đầm, khi đầm mặt phải kéo từ từ.

+Đối với cột, dầm thì dùng đầm dùi để đầm,
Thời gian đầm khoảng 20-40s.

Bảo dưỡng bê tông

-Nếu trời nắng ta phải dùng biện pháp che phủ để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’

-Ngày đầu sau khi đổ bê tông phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm,

-Khi tưới nước phải dùng cách phun mưa nhân tạo, đặc biệt chú ý không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết.

Hoàn thiện bề mặt bê tông

– Sau khi tiến hành tháo dỡ các cốp pha thì bề mặt bê tông phải được hoàn thiện

Tìm hiểu thêm : báo giá thi công nhà xưởng

Thi công các cấu kiện cụ thể

Bê tông cột

– Bê tông sẽ được chuyển vào khối đổ thông qua các cửa sổ.

– Đầm theo phương thẳng đứng, đầm kỹ các góc, không được để chạm cốt thép.

– Khi đổ đến cửa sổ thì tiến hành bịt cửa lại và tiến hành tiếp tục đổ phần trên.

Bê tông dầm

– Bê tông sẽ được tiến hành đổ qua mặt phẳng hở phía trên của dầm.

– Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, đầm kỹ các góc, không được để chạm cốt thép.

– Sau khi tiến hành đổ đến chiều cao quy định thì tiến hành làm mặt.

Đổ bê tông sàn, bản thang

– Bê tông sẽ được đổ liên tục trong từng ô.

– Bê tông được đổ phải đảm bảo độ phẳng, tránh đọng nước.

– Đầm bê tông bằng sẽ được tiến hành bằng đầm bàn.

Tiến hành đổ bê tông tường, vách thang máy

– Khi tiến hành đổ bê tông tường, vách thang máy phải đổ theo từng lớp quanh khu vực thang

–Mỗi lớp phải dày 30cm để giữ được ổn định cho cốp pha tường và vách thang máy sẽ không bị kéo nghiêng.

Tháo dỡ ván khuôn

– Khi bê tông đủ mức độ cho phép thì mới tiến hành tháo dỡ ván khuôn.

-Khi tháo dỡ ván khuôn phải hạn chế tránh va chạm mạnh hoặc chấn động.

-Quy trình tháo dỡ từ trên xuống dưới, từ các bộ phận thứ yếu đến các bộ phận chủ yếu.

– Tháo dỡ giáo chống ở giữa trước, sau đó tháo dần các giáo chống ở xung quanh theo hướng từ trong ra ngoài.

Công ty Phú Nguyễn đã thông tin đến quý khách một cách chi tiết. Nếu quý khách muốn hổ trợ trực tiếp thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Điện thoại :0988.334.641

Địa chỉ : 416 Nguyễn Kiệm ,Phường 3, Quận Phú Nhuận ,Thành Phố Hồ Chí Minh.

 

 

Nguồn:Phú Nguyễn
0988 334641