Công tác xây tường

CÔNG TÁC XÂY TƯỜNG ĐẸP

Yêu cầu kỹ thuật xây tường

Phải đảm bảo các yêu cầu chung khi xây tường và các yêu cầu sau:
– Đúng vị trí, kích thước của cửa, lỗ.
– Đúng vị trí các lỗ goong hay vị trí các miếng gỗ kích kê chờ trong tường.
– Các má cửa, lỗ không bị vênh vặn.

Phương pháp xây

Cửa thường có 2 loại: cửa không có khuôn và cửa có khuôn.
Ø Xây tường trừ cửa không có khuôn:giá xây hiện nay là 350 k m2
Xay Nha Tron Goi
– Xác định vị trí tim cửa.
– Xác định chiều rộng trừ cửa. Do phải kể tới chiều dày của 2 lớp vữa trát ở 2 má cửa nên chiều rộng trừ cửa xác định như sau: Đo từ tim cửa ra mỗi bên một đoạn bằng ½ chiều rộng cộng với 1.5 đến 2cm.
– Từ hai vị trí vạch dấu xây 2 viên cữ, ấn định giới hạn phần tường 2 bên cửa.
– Xây cạnh cửa: Công việc xây cạnh cửa chính là xây mỏ đầu tường. Khi xây tường cạnh cửa có thể dùng dây lèo hay dùng khung tạm để xây. Khi trên trục tường có nhiều cửa, dây lèo được căng cho nhiều cửa để xây cùng một lúc.
– Cách dựng dây lèo: dựa vào viên cữ, dùng dây gai dựng lèo điều chỉnh cho dây thẳng đứng, đầu trên liên kết với dây nằm ngang.
Ø Xây tường trừ cửa có khuôn: Có 2 trường hợp: lắp dựng khuôn sau khi xây và lắp dựng khuôn trước khi xây.
Ø Lắp dựng khuôn cửa sau khi xây:
– Trường hợp này ta phải đánh dấu vị trí trên mặt hoặc mặt trên dạ cửa sổ, dẫn mốc cao độ của mặt dưới thanh ngang phía trên của khuôn cửa trên mặt tường. Rồi dựa vào đó điều chỉnh cho khuôn đúng vị trí.
– Để đảm bảo cho khuôn cửa sau khi lắp được ổn định, phải có biện pháp kê, chèn tạm bằng các con nêm. Điều chỉnh và cố định tạm xong, tiến hành chèn bật sắt, liên kết khung cửa với tường bằng vữa ximăng cát M50. Khi chèn xong cần bảo vệ khung cửa không bị xê dịch cho đến khi mối liên kết đạt cường độ.
Ø Lắp dựng khuôn cửa trước khi xây:
– Phải dùng hệ thống cây chống để chống đỡ tạm sau khi dựng hkuôn, trường hợp này người ta dùng mốc cao độ ở chân tường để điều chỉnh độ cao mặt dưới thanh ngang trên cửa khuôn.
– Để thuận lợi cho việc dựng khuôn, người ta thường xây 1 vài hàng gạch ở 2 bên cửa trước, sau đó mới dựng khuôn cửa. Khuôn cửa khi dựng phải đảm bảo yêu cầu: đúng vị trí, bảo đảm thanh đứng thẳng đứng, thanh ngang nằm ngang.
– Phần tường hai bên cửa đi được xây khi khuôn đã được chèn chắc chắn, ổn định. Khi đó có thể dùng cạnh đứng của khuôn làm cữ để xây. Tại vị trí bật sắt phải xây bằng vữa ximăng cát vàng. Khi xây cần chú ý tránh va chạm mạnh vào khuôn dễ làm khuôn xê dịch vị trí.
– Cả 2 trường hợp dựng khuôn sau hay trước khi xây tường thì mặt phẳng của khuôn phải nhô ra khỏi mặt tường bằng chiều dày lớp vữa trát.

Kiểm tra đánh giá chất lượng khối xây

– Trong quá trình làm phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của khối xây để phát hiện sai sót mà sửa chữa kịp thời. Đồng thời qua đó có thể đánh giá chất lượng của khối xây ở mức độ nào.
– Dụng cụ kiểm tra gồm: thước tầm, thước góc, thước đo dài, nivô, thước nêm, quả dọi…
Nội dung và phương pháp kiểm tra dạt tiêu chuẩn
– Kiểm tra thẳng đứng của khối xây. Ap thước tầm theo phương thẳng đứng vào bề mặt khối xây, áp nivô vào thước tầm. Nếu bọt nước ống thủy kiểm tra thẳng đứng nằm vào giữa thì tường thẳng đứng. Nếu bọt nước lệch về 1 phía là tường bị nghiêng. Muốn biết trị số độ nghiêng là bao nhiêu thì chỉnh thước cho bọt nước của nivô nằm vào giữa. Khe hở giữa thước và tường là độ nghiêng của tường.
– Kiểm tra độ nằm ngang của khối xây: Đặt thước tầm trên mặt trên của khối xây, chồng nivô lên thước. Nếu bọt nước của ống thủy kiểm tra nằm ngang nằm vào giữa thì khối xây ngang bằng và ngược lại. Trị số sai lệch nằm ngang là khe hở giữa đầu thước và mặt tường khi điều chỉnh thước cho bọt nước nằm vào giữa.
– Kiểm tra mặt phẳng: Ap thước tầm vào mặt phẳng khối xây, khe hở giữa thước và khối xây là độ gồ ghề của khối xây.
– Kiểm tra góc vuông: Dùng thước vuông đặt vào góc hay mặt trên của tường để kiểm tra. Góc tường vuông khi 2 cạnh góc tường ăn phẳng với 2 cạnh của thước.
– Với tường cong, trụ tròn, gờ cong dùng các dụng cụ hỗ trợ: Thước vanh, thước cong có bán kính bằng bán kính của tường, gờ (bán kính thiết kế) để kiểm tra.
– Sau khi kiểm tra có được những trị số sai lệch thực tế đem so sánh với chỉ tiêu đánh giá chất lượng khối xây góp phần vào việc đánh giá chất lượng xây dựng công trình.

Trình tự thao tác trộn vữa bằng máy

– Kiểm tra máy trộn và làm vệ sinh thùng trộn cho sạch.
– Đổ một xô nước vào thùng trộn, đóng cầu dao điện cho máy hoạt động, cánh quạt quay làm cho nước bám vào mặt thùng trộn để khi đổ vật liệu vào không bị bám dính vào thành thùng trộn.
– Đóng các loại vật liệu thành phần theo liều lượng đã xác định và đổ vào thùng trộn.
– Cho máy hoạt động từ 3-5 phút, tiến hành quan sát vữa trong thùng, nếu thấy vữa trộn đã đồng màu và dẻo thì ngắt cầu dao điện cho máy ngừng hoạt động.
– Điều khiển tay quay để đổ vữa trong thùng trộn ra ngoài để sử dụng.
Khi vận hành máy trộn cần chú ý
– Cối trộn không được vượt quá dung tích thùng trộn.
– Đóng cầu dao điện cho cánh quạt quay rồi mới đổ vật liệu vào thùng trộn.
– Vật liệu đưa vào thùng trộn phải đảm bảo chất lượng, đặt biệt không cho ximăng đã vón cục, cát, vôi có lẫn đá vào thùng để tránh cho cánh quạt khi quay bị kẹt.
– Khi cánh quạt bị kẹt phải ngắt ngay cầu dao.
– Sau mỗi ca trộn phải dội nước rửa sạch thùng trộn.

 An toàn lao động khi trộn vữa bằng máy

– Khi trộn vữa, công nhân phải có đủ trang thiết bị phòng hộ lao động theo qui định (quần áo, giày, kính, găng tay…).
– Dụng cụ phải được bố trí hợp lý để sử dụng thuận tiện, tránh chồng chéo.
– Khi trộn phải thực hiện đúng theo nội quy sử dụng máy và qui trình vận hành.
– Cầu dao điện phải được bố trí cạnh công nhân điều khiển máy và ở cao độ 1,5m. Đường dây điện đi vào động cơ phải dùng cáp chì hoặc cao su.
– Quá trình vận hành ngoài vật liệu không được đưa bất cứ vật gì vào thùng trộn.
– Khi cánh quạt bị kẹt hoặc mất điện phải ngắt cầu dao.
Đt 0988334641
0/5 (0 Reviews)